Thực trạng và giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.

- Địa chỉ: Số 5, đường Nguyễn Thị Định, thị trấn Nàng Mau, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

- Điện thoại: 07113573344.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Đoàn Nam Hương.

- Học hàm học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính.

- Chức vụ: Phó Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.

- Email: doannamhuong@gmail.com.

- Điện thoại: 07113573344.

Người tham gia

- TS. Đoàn Nam Hương - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ - Chủ nhiệm đề tài.
- ThS. Lê Thị Vũ Hạ - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- CN. Lý Phương - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- ThS. Nguyễn Quỳnh Anh - Trường KTNV Kinh Tế  - Đô thị.
- TS. Nguyễn Quốc Định - Trường KTNV Kinh Tế  - Đô thị.
- ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nguyên - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- TS. Trần Ngọc Quang - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- CN. Nguyễn Ngọc Tiệp - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- ThS. Trần Ngọc Thích - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- TS. Nguyễn Văn Thiện - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.
- TS. Vũ Minh Tuấn - Liên hiệp Khoa học Kinh tế- Đô thị Nam Bộ.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát:
Đề tài Thực trạng và giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bạo lực học đường, công tác phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre; các yếu tố tác động nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, sinh viên; nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực; thái độ, cách phản ứng với nạn bạo lực; đánh giá các biện pháp can thiệp phòng, chống bạo lực học đường của tỉnh trong thời gian qua và hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre.
Đề tài xây dựng tài liệu tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Bến Tre trong quá trình hội nhập và phát triển.
Xây dựng và ứng dụng mô hình phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
-Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre;
-Đánh giá các biện pháp can thiệp phòng, chống bạo lực học đường của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua và hiện nay;
-Đề xuất hệ thống giải pháp và triển khai thực nghiệm mô hình phòng, chống bạo lực học đường tại địa phương, góp phần ổn định trật tự xã hội. giữ gìn những giá trị văn hóa - xã hội của tỉnh Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Khảo sát điều tra về tình hình bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường ở tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 2: Đánh giá một số tác động về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh, sinh viên tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 3: Đánh giá vai trò phòng, chống bạo lực học đường và thực trạng phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 4. Xây dựng và ứng dụng mô hình phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả mô hình.
- Nội dung 6. Xây dựng hệ thống giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Bến Tre:

• Kết quả thực hiện:
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Tuy mức độ có khác nhau nhưng các vụ liên quan đến bạo lực học đường có biểu hiện tăng ở tỉnh Bến Tre qua các năm. Qua khảo sát, đánh giá của đề tài, thực trạng bạo lực học đường và công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:
Trường trung học cơ sở: Do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực của học sinh bậc học này. Ở học sinh THCS tỉnh Bến Tre, bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng không những về số vụ việc mà còn về tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng với đánh giá là tình trạng bạo lực xảy ra chủ yếu ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng chiếm đến 82,3% lượt chọn. Khi có nguy cơ bị bạo lực hay bạo lực xảy ra, nhiều em học sinh đã có những giải quyết khéo léo, chủ động giúp giảm được các hậu quả của BLHĐ. Tuy nhiên, vẫn có một số ít các em chưa biết cách giải quyết và phản ứng bằng hành vi bạo lực (đánh, đấm, túm tóc, v.v.). Trước thực trạng bạo lực học đường ở học sinh THCS nói riêng, nhà trường, gia đình cũng như dư luận xã hội ở tỉnh Bến Tre luôn có sự quan tâm đặc biệt. Bởi ở lứa tuổi này, các em rất cần sự giáo dục, định hướng cũng như sự quan tâm chu đáo từ mọi phía.
Trường trung học phổ thông: So với tất cả các bậc học, tình trạng bạo lực học đường ở học sinh phổ thông diễn ra ngày càng nhiều đã gây bức xúc trong xã hội. Khi theo khảo sát đề tài, mức đánh giá thường xuyên về tình trạng BLHĐ ở học sinh THPT tỉnh Bến Tre lên đến 37.2% lượt chọn. Ngoài bạo lực xảy ra giữa học sinh với nhau, ở các trường THPT tỉnh Bến Tre còn xảy ra hành vi bạo lực của học sinh đối với thầy cô giáo. Điều đáng nói là dù có nhiều vụ bạo lực xảy ra trong khuôn viên trường nhưng giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường không hay biết. Ở học sinh THPT, bạo lực học đường có những biểu hiện phức tạp với nhiều hành vi xâm hại về thể xác và tinh thần của đối tượng như: đánh nhau, trấn lột tiền, mắng chửi với những ngôn từ xúc phạm, viết thư khủng bố tinh thần, v.v. Nhiều học sinh không chỉ dùng vũ lực tay chân mà còn chuẩn bị và sử dụng những hung khí để giải quyết những mâu thuẫn và dẫn đến những cái chết thương tâm. Trước thực trạng bạo lực ở học sinh THPT, phần lớn người dân ở tỉnh Bến Tre đã không chấp nhận và lên án với 91,3% lượt chọn. Thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, công tác phòng chống BLHĐ ở trường THPT luôn được quan tâm và phần lớn các trường đều tổ chức thực hiện các công này với nhiều hoạt động ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh chưa tiếp cận, chưa biết đến các hoạt động, phong trào phòng, chống bạo lực ở trường mình.
Trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng: So với lứa tuổi học sinh THCS và THPT, vấn đề các vấn đề liên quan đến học tập, đời sống cũng như tình trạng bạo lực học đường ở học sinh, sinh viên trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng thường khó quản lý. Vì đa phần các em sống và học tập xa gia đình và cách thức lý sinh viên ở các bậc học này cũng khác. Ở các bậc học này tình trạng bạo lực học đường xảy ra ít hơn so nhưng lại có những diễn biến phức tạp hơn. Ở lứa tuổi này, các vấn đề của bạo lực học đường được các em nhận thức tương đối tốt. Các em thường có khả năng làm chủ được bản thân khi có mâu thuẫn xảy ra, có thể tìm cách khác để giải quyết mâu thuẫn chứ không nhất thiết dùng đến các hành vi bạo lực. Các nhận định về tình trạng bạo lực học đường, ảnh hưởng của bạo lực học đường ở các bậc học này chủ yếu xoay quanh ảnh hưởng của môi trường sống. Nhìn chung, công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng được tổ chức và triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý ở các bậc học đường chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, để góp phần vào phòng, chống BLHĐ ở các bậc học này, nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của mình.
Bạo lực học đường xảy ra ở học sinh, sinh viên tỉnh Bến Tre có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là các nguyên nhân từ nhận thức, hành vi của học sinh, sinh viên; từ sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, từ công tác giảng dạy, quản lý của nhà trường; từ sự quan tâm của xã hội và các yếu tố khách quan khác của quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phòng, chống bạo lực học đường là quá trình xuyên suốt lâu dài. Điều này đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc của gia đình - nhà trường - xã hội nhằm sự nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên, tạo cho các em môi trường sống và học tập lành mạnh. Trong đó, vai trò của gia đình là quan trọng nhất, các bậc phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian quan tâm tới con em mình. Đối với các thầy cô, nhà trường phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em có cách nhìn nhận đúng và xây dựng tình đoàn kết trong lớp, trong trường. Cuối cùng, hơn ai hết mỗi học sinh cần phải phấn đấu rèn luyện, tự nhận thức về hành động của mình, không để một chút nóng giận, suy nghĩ nông nổi gây ra những hậu quả xấu.
Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. Đồng thời huy động mọi lực lượng và nguồn lực của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh, sinh viên được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: