Nghiên cứu đa dạng hóa việc sử dụng bùn thải ao nuôi cá tra tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường.

- Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 0837220294.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Phạm Đức Toàn

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ

- Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

- Điện thoại: 0837220294

Người tham gia

- TS. Phạm Đức Toàn

- ThS. Võ Thị Thúy Huệ

- KS. Nguyễn Minh Quang

- ThS. Trương Phước Thiên Hoàng

- ThS. Nguyễn Thị Vân Khanh

- ThS. Trần Thị Thu Hà

- ThS. Đặng Văn Tặng

- KS. Đặng Văn Cử

- KS. Phan Văn Khổng

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu chung: Nghiên cứu đa dạng hóa sử dụng bùn đáy ao cá tra, xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng trọt trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát hiện trạng quản lý sử dụng bùn thải ao nuôi cá tra ở một    số vùng nuôi tập trung của 2 huyện Giồng Trôm và Chợ Lách của tỉnh Bến Tre
- Xây dựng quy trình xử lý bùn thải ao nuôi cá tra để sản xuất giá thể trồng và ươm cây giống

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng quản lý bùn thải ao nuôi cá tra tại 2 khu vực nuôi trọng điểm của tỉnh Bến Tre thuộc huyện Giồng Trôm và Chợ Lách.
- Nội dung 2: Nghiên cứu xử lý bùn đáy ao sản xuất giá thể trồng cây
+ Nghiên cứu quy trình xử lý bùn thải ao nuôi để sản xuất giá thể trồng cây + Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng sản phẩm giá thể từ bùn thải ao nuôi cá tra đối với sự sinh trưởng, năng suất cây trồng.
- Nội dung 3: Nghiên cứu sử dụng bùn đáy ao cá tra nuôi    trùn quế (perionyx excavates) và đánh giá hiệu quả của phân trùn đối với cây trồng
+ Nuôi trùn quế bằng nguồn nguyên liệu bùn đáy ao nuôi cá tra
+ Thử nghiệm hiệu quả của phân trùn trên rau màu (cải ngọt)

Kết quả thực hiện:
Hiện trạng quản lý bùn thải ao nuôi cá tra tại 2 khu vực nuôi trọng điểm của tỉnh Bến Tre thuộc huyện Giồng Trôm và Chợ Lách
- Diện tích ao nuôi trung bình 0,56 ha, độ sâu ao nuôi trung bình ở các ao là 4,42 m. Thời gian nuôi trung bình 7,3 tháng, khối lượng cá trung bình 750 g/con. Phần lớn cá giống thả có trọng lượng dao động từ 32-35 con/kg.
- Trên vùng nuôi cá tra của huyện Chợ Lách và huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre sử dụng 5 loại hóa chất cải tạo ao, 4 loại hóa chất khử trùng nước. Có 7 chất, chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, 5 loại hóa chất và kháng sinh diệt khuẩn sử dụng trong quá trình nuôi.
- Kết quả điều tra có 100% số hộ áp dụng phương pháp hút bùn để cải tạo đáy ao, số lần hút bùn có thể dao động từ 3-6 lần/vụ nuôi. Có 85% số hộ xử lý bùn bằng cách bơm lên vườn cây, 10% số hộ có ao lắng bùn và 5% số hộ bơm trực tiếp ra sông.
- Bùn đáy ao có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao: N tổng là 0,16%; P tổng là 0,34%, chất hữu cơ là 4,2%, không phát hiện kim loại nặng Pb, Cd trong bùn đáy ao. Kim loại nặng As, Hg phát hiện với hàm lượng thấp (As: 629 µg/kg; Hg: 42 µg/kg).
Sản xuất giá thể trồng cây và nuôi trùn quế
- Bùn đáy ao nuôi cá tra là nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất giá thể trồng cây. Công thức phối trộn tốt nhất: 70% bùn đáy ao nuôi cá tra, 15% mụn xơ dừa, 15% phân bò và 3%0 chế phẩm vi sinh. Giá thể có hàm lượng N tổng là 0,31%, P tổng là 0,38%, K tổng là 21%; chất hữu cơ là 10,59 %.
- Bùn đáy ao nuôi cá tra là nguồn thức ăn phù hợp cho trùn quế. Hệ số sinh trưởng của trùn là 1,478; Lượng thức ăn tiêu tốn/1kg trong lượng trùn tăng: 249,575 khi nguồn thức ăn là 80% bùn đáy ao nuôi cá tra và 20% phân bò.
- Phân trùn thu được từ trùn quế nuôi trên nguồn thức ăn là bùn đáy ao có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng: N tổng là 0,80%, P tổng là 0,48%, K tổng là 0,83%, không chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.
- Đã xây dựng được quy trình xử lý bùn đáy ao nuôi cá tra sản xuất giá thể với quy mô 3tấn giá thể/mẻ và quy trình nuôi trùn quế bằng bùn đáy ao nuôi cá tra với quy mô 30m2/nhà nuôi.
Đánh giá hiệu quả của giá thể sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra trên cây trồng
- Trên cây hoa Vạn thọ
+ Giá thể sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra giúp cây vạn thọ sinh trưởng, phát triển tốt. Số hoa trên cây nhiều hơn nghiệm thức đối chứng là 1 hoa và đường kính hoa cũng lớn hơn khoảng 1 cm so với nghiệm thức đối chứng (giá thể là hỗn hợp: tro trấu, phân chuồng, đất, mụn xơ dừa).
- Trên cây ca cao
+ Giá thể sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Chiều cao cây ca cao trồng trên giá thể bùn đáy ao là là 25,77 cm và 19,55 cm trồng trên giá thể là hỗn hợp tro trấu, đất, phân chuồng.
+ Số lá, chiều dài lá trồng trên giá thể bùn đáy ao có số lá nhiều hơn và lá phát triển tốt, lá to và dài hơn so với nghiệm thức đối chứng.
- Trên cây chôm chôm
+ Giá thể sản xuất từ bùn đáy ao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thay thế giá thể gồm hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, phân chuồng và đất đang sử dụng phổ biến hiện nay. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) về chiều cao, số lá, chiều dài lá và đường kính tán giữa 2 nghiệm thức thí nghiệm.
Đánh giá hiệu quả phân trùn trên cây cải ngọt
- Cây cải ngọt sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao ở nghiệm thức bón phân trùn so với nghiệm thức đối chứng. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ở nghiệm thức có bón phân trùn như sau:
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: 37,07 cm.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: 10,62 cm/cây/7 ngày
- Tốc độ ra lá: 3,33 lá/cây/7 ngày
- Năng suất thực tế: 17,30 tấn/ha
- Bón kết hợp 6 tấn/ha phân trùn có thể thay thế 30% tổng lượng phân bón hóa học và đảm bảo về năng suất so với bón 100% phân hóa học.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: