Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS) tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm quốc gia trắc quan cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam Bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.

- Địa chỉ: Số 116, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường ĐaKao, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 0838228976.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Cao Thành Trung.

- Học hàm, học vị: Thạc sỹ.

- Chức vụ: Nghiên cứu viên.

- Email: thanhtrung77@yahoo.com.

Người tham gia

- Th.S Cao Thành Trung - Viên NCNT TS II.

- TS. Lê Hồng Phước - Viên NCNT TS II.

- Th.S Đoàn Văn Cường - Viên NCNT TS II.

- KS. Nguyễn Văn Phụng - Viên NCNT TS II.

- KS. Châu Văn Nhớ - Chi cục NTTS Bến Tre.

- KS Trần Thị Hương Liên.

- CN. Thới Ngọc Bảo - Viên NCNT TS II.

- KS. Lê Phước Hòa

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Phân tích các chỉ tiêu về bệnh và môi trường ảnh hưởng đến bùng phát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) trên tôm và xây dựng ngưỡng giới hạn các chỉ tiêu môi trường nước để hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi.
- Xây dựng mô hình và quy trình nuôi tôm chân trắng thâm canh bằng kỹ thuật “nước xanh” được tạo ra bởi cá rô phi, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh và chất kháng khuẩn nhằm ức chế vi khuẩn V. parahaemolyticus và kiểm soát dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND).

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1: Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus trong môi trường nước
+ Tầm soát vi khuẩn Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong môi trường nước trong đất.
+ Kiểm soát vi khuẩn Vibrio và V. Parahaemolyticus bằng chế phẩm vi sinh gốc Baccillus.
+ Kiểm soát Vibrio và V. Parahaemolyticus bằng hóa chất diệt khuẩn và chế phẩm vi sinh lên.
+ Xác định mật độ tảo Chlorella hiện diện trong ao nuôi
+ Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước: DO, pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn, NH3-N, NO2-N, NO3-N, H2S, PO4-P.
Nội dung 2: Các giải pháp kiểm soát sự hiện diện Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus và quản lý sức khỏe trong tôm nuôi
+ Tầm soát vi khuẩn Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong gan tôm.
+ Xác định ảnh hưởng hợp chất kháng khuẩn Hỗn hợp chất kháng khuẩn và diệt kí sinh trùng SANACORE®, APEX® (Sannacore® GM & Apex®) và poly-P- hydroxybutirate (PHB) lên V. parahaemolyticus.
+ Đánh giá ảnh hưởng hợp chất kháng khuẩn Hỗn hợp chất kháng khuẩn và diệt kí sinh trùng SANACORE®, APEX® và PHB phối hợp với kháng sinh lên sức khỏe tôm nuôi và phòng trị V. Parahaemolyticus nhiễm trên tôm.
+ Đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm: tỷ lệ sống, FCR, tốc độ tăng trưởng, năng suất.

Kết quả thực hiện:
- Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi ghép TCT 80 con/m2 với cá rô phi (25g/con) 25 con/m2 trong lồng (100 m2/ao [2000 -3000m2]) phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/APHND) tại tỉnh Bến Tre đã thành công,
- Mô hình nuôi tôm thiết lập dựa trên nuôi tôm ghép với cá rô phi, có tầm soát định kì vi khuẩn Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus trong ao (nước, đất và tôm), và kiểm soát sự bùng phát của chúng thông qua sử dụng chế phẩm vi sinh có nhóm Bacillus sp. (3-5 ngày/lần), chất diệt khuẩn Iodine (2 mg/L) đã phòng được bệnh hoại tử gan tụy,
- Mô hình nuôi tôm thiết lập dựa trên nuôi tôm ghép với cá rô phi, kiểm sự bùng phát của vi khuẩn Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus trong đất, nước và tôm bằng việc sử dụng chế phẩm vi sinh nhóm Bacillus sp. (3-5 ngày/lần), chất diệt khuẩn Iodine (2 mg/L) có hiệu quả khác biệt so với nghiệm thức chỉ sử dụng chế phẩm vi sinh nhóm Bacillus sp. (3-5 ngày/lần) và ao đối chứng trong vụ nuôi 2,
- Kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng cách tăng cường chất kháng khuẩn lên 4g hỗn hợp chất kháng khuẩn và diệt kí sinh trùng SANACORE®, APEX® và 10g PHB trong 1 kg thức ăn, đồng thời sử dụng kháng sinh hợp lý Oxytetracyline 10g/kg và Florphenicol 2 g/kg để điều trị khi mật độ V. parahaemolyticus trong gan tôm lớn hơn 100 CFU/1g gan tôm giúp tôm phát triển tốt, hạn chế bệnh hoại tử gan tụy,
- Các chỉ số lý hóa nhiệt độ, DO, độ kiềm, pH, phosphate trong ao nuôi thử nghiệm và đối chứng nằm trong khoảng cho phép ở 2 vụ nuôi. Tuy nhiên, chỉ số môi trường H2S, NO2- ở các ao đối chứng tăng cao và sớm hơn (25 ngày thả nuôi) ao nuôi thử nghiệm. khi ao có dấu hiện gan tụy thì pH tăng cao bất thường trên 9. Và về cuối vụ nuôi do thời tiết thay đổi nên các chỉ số ammonia, H2S, NO3- và NO2- tăng cao trong ao,
- Mật độ tảo trong các ao nuôi thí nghiệm luôn biến động và thấp. Thành phần loài tảo chiếm ưu thế chủ yếu là tảo khuê, tảo silic và tảo lục, mật độ tảo lam thấp chỉ xuất hiện trong vụ 1. Trong khi đó ở vụ 2 thành phần tảo chủ yếu là tảo silic có lợi xuất hiện nhiều và mật độ thấp hơn so vụ nuôi 1,
- Kết quả tầm soát vi khuẩn Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong nước và tôm ở nghiệm thức nuôi ghép dao động biến thiên tăng giảm trong suốt vụ nuôi, nhưng ở mức thấp. Trong khi đó nghiệm thức đối chứng nuôi đơn có xu hướng tăng liên tục trong suốt vụ nuôi,
- Mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong bùn thường cao hơn trong nước và tôm nuôi; chính vì vậy, bùn đáy ao là nơi trú ẩn của Vibrio trong ao tôm,
- Trong nghiên cứu này, mật độ tảo ở các nghiệm thức cao hơn không đáng kể cho với ao đối chứng. Việc tăng giảm mật độ tảo không có mối tương quan với sự biến động của mật độ Vibrio và V. parahaemolyticus trong nước ao nuôi,
- TCT trong mô hình nuôi ghép với cá rô phi ở hai vụ nuôi năng xuất 5,7-12,0 tấn/ha dưới 75 ngày nuôi, kích cỡ tôm từ 7,1-16,67 g/con, và hệ số chuyển hóa thức ăn 1,28¬
1,3,
- Ao tôm nuôi không có cá rô phi, không có tầm soát vi khuẩn Vibrio và V. parahaemolyticus, không bổ sung chất kháng khuẩn, thì tôm xảy ra bệnh hoại tử gan tụy sớm dưới 45 ngày nuôi,
- Chất kháng khuẩn PHB 5% trộn trong thức ăn PHB có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết khi tôm được lây nhiễm với mầm bệnh AHPND, tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm PHB không thể bảo vệ tôm một cách toàn diện với mầm bệnh.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: