Sử dụng phân hữu cơ để cải thiện chất lượng đất nâng cao năng suất, phẩm chất trái cây măng cụt và chôm chôm tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre

- Địa chỉ: Số 25, lộ 4, phường 2, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753829599

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Hồ Văn Thiệt

- Trình độ học vấn: Thạc sĩ

- Chức vụ: Chi cục trưởng

- Điện thoại: 0918026948
- Email: hovanthiet2005@yahoo.com

Người tham gia

- Th.S. Hồ Văn Thiệt    Chi cục Phát triển nông thôn.
- KS. Nguyễn Văn Thượng - Chi cục Phát triển nông thôn.
- CN. Nguyễn Văn Luân - Chi cục Phát triển nông thôn.
- CN.Nguyễn Thị Quyên - Chi cục Phát triển nông thôn.
- CN. Phạm Thị Hồng Lê - Chi cục Phát triển nông thôn.
- GS. TS Võ Thị Gương - Trường Đại học Cần Thơ.
- KS. Tôn Thị Thanh Linh - Chi cục Phát triển nông thôn.
- KS. Nguyễn Khắc Hân - Trưởng phòng KH-TC Sở Nông nghiệp &PTNT.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh để cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất trái vườn Măng cụt và Chôm chôm.
- Chất lượng đất được cải thiện đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của các nhóm cây trồng được nghiên cứu. Các chỉ tiêu phấn đấu: pH: >5,0; N (%): 0,20; P (mm/100g): 20-24; Kali trao đổi: 0,65; độ chặt đất <1,2.
- Nâng cao chất lượng và năng suất trái cây Măng cụt và Chôm chôm lên 1, 2 lần so với hiện tại.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1:
Khảo sát hiện trạng suy thoái đất liếp vườn cây ăn trái: Khảo sát chọn vườn, thảo luận với nông dân ghi nhận lịch sử canh tác, kỹ thuật canh tác, các vấn đề trở ngại hiện tại trên tổng số 60 vườn, với 20 vườn cho mỗi nhóm vườn Chôm chôm, Măng cụt và Sầu riêng có tuổi liếp cao khoảng trên 25 năm tuổi liếp.
 - Nội dung 2:
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm phân bón hữu cơ vi sinh được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 02 cây, với 3 lần lặp lại. Cụ thể:
+ Vườn Măng cụt: 0,5ha
+ Vườn Chôm chôm: 0,3ha.
- Nội dung 3: Bố trí thí nghiệm để giải thích các cơ chế:
1. Bệnh cháy lá và hiện tượng trái chín không đều trên cây Chôm chôm khi cây đang mang trái: Bệnh cháy lá và hiện tượng trái chín không đều trên cây chôm chôm làm giảm năng suất, phẩm chất và kéo dài thời gian thu hoạch. Theo đánh giá bước đầu là do thiếu Kali trong cây, nhưng trong đất là không thiếu, nên cần thiết phải bố trí thêm để giải thích cơ chế nầy và đề xuất hướng khắc phục.
Quy mô: 04NT X 02cây/NT X 03 lần lập lại = 24 cây (khoảng 0,2 ha).
2. Bệnh chảy mũ và cơm trong ở trái măng cụt: Vấn đề khó khăn trong canh tác cây măng cụt hiện nay là hiện tượng chảy mũ bên trong trái măng cụt, làm cho chất lượng trái càng thấp, năng suất giảm nên cần thiết phải bố trí thêm để xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục

Kết quả thực hiện:
Đề tài đã bám sát mục tiêu đã đề ra. Trong đó:
1. Vườn cây  măng cụt có tuổi liếp trên 20 năm chiếm  tỉ lệ cao (trên 90%). pH đất rất thấp, nghèo dinh dưỡng, họat động của vi sinh vật đất kém. Khả năng giữ nước và tính bền của đất thấp, tuy nhiên đất chưa bị nén dẽ.  Nông dân sử dụng phân vô cơ và bón không cân đối giữa NPK, phân hữu cơ rất ít được sử dụng. Tỉ lệ chảy nhựa trái măng cụt rất cao từ 70 – 80%, đặc biệt ở các vườn có tuổi cây dưới 20 năm tuổi .
2. Trên vườn măng cụt, bón phân vô cơ cân đối (1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1) kết hợp với bón 22,5 kg.cây-1, với các dạng phân hữu cơ như trên đến  vụ thứ 3 đã cải thiện được độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất trái có ý nghĩa so với đối chứng theo nông dân. Năng suất trái tăng 210%.
3. Sự chảy nhựa trái măng cụt có tương quan chặt với ẩm độ đất (R2 = 0,708. Bón phân vô cơ cân đối, kết hợp bón 14,4 kg.cây-1 và che bạt trong mùa mưa giúp giảm 25 % tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt, đồng thời giúp tăng trên 316% năng suất trái. Kết hợp phun Ca với hàm lượng (nồng độ 2.000 ppm và 4 lần phun) chưa thể hiện rõ sự giảm chảy nhựa trái.
4. Vườn trồng chôm chôm có tỉ lệ cháy lá cao. Nguyên nhân cháy lá trên cây chôm chôm có thể liên quan đến hàm lượng kali thấp và tình trạng thiếu nước tưới. Hầu hết các vườn được khảo sát đều bón phân vô cơ mất cân đối, với lượng K được bón rất thấp. Tuổi cây càng lớn (20 - 30 năm tuổi), đất vườn cao thì mức độ cháy lá trầm trọng hơn. Vườn có bón phân bón hữu cơ và tỷ lệ K/N càng cao (chung quanh 1) thì có mức độ cháy lá nhẹ.
5. Bón phân vô cơ cân đối (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O/cây) kết hợp với 18kg.cây-1, ở vụ thứ 4 và thứ 5 với các dạng như phân bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế và phân cỏ cúc trên vườn chôm chôm giúp cải thiện độ phì nhiêu đất về lý hóa và sinh học đất.  pH đất, chất hữu cơ trong đất, cation trao đổi, phần trăm baze bảo hòa, chỉ số độ bền của đất, khả năng giữ nước, hệ số thấm nước, lượng hoạt tính enzyme catalase trong đất tăng có ý nghĩa. Hiệu quả cải thiện tốt nhất là phân bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế và sau cùng là phân cỏ cúc. Năng suất trái chôm chôm tăng cao 190 – 235% so với chỉ sử dụng phân vô cơ như nông dân. Năng suất trái đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân ủ biogas, thứ hai là là phân bã bùn mía và phân trùn quế. Chất lượng trái được cải thiện tốt qua giảm số trái trong 1kg, độ Brix tăng có ý nghĩa. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất khi bón phân ủ biogas kế đến là phân bã bùn mía, phân trùn quế và phân cỏ cúc.
6. Tăng bón phân K với tỷ lệ K/N khoảng 0,9 - 1,3 (theo công thức 1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1,  kết hợp với 18 kg.cây-1 phân hữu cơ giúp giảm 60 % tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm, so với nông dân bón K với tỉ lệ K/N khoảng bằng 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1)

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: