Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Mạnh Hùng
- Địa chỉ: Số 300A, đường Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 02839405875.              

- Fax: 02839404759
- Website: http://ntt.edu.vn/

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Bạch Long Giang       
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn: 12/12                    
- Chức danh khoa học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ                    
- Chức vụ: Trưởng phòng Khoa học Công nghệ trường ĐH Nguyễn Tất Thành
- Điện thoại: 02839411189           
- Fax: 02839404759

Người tham gia

- PGS.TS. Bạch Long Giang

- PGS.TS Lê Thị Hồng Nhan

- ThS Cao Văn Trọng

- TS. Lê Xuân Tiến

- TS. Mại Huỳnh Cang

- ThS Võ Thị Thanh Hà

- ThS Nguyễn Thị Kim Phương

- CN Trần Thiện Hiền

- ThS. Nguyễn Thị Thương

- CN Nguyễn Phú Thương Nhân

- KS Lê Tấn Huy

- KS Nguyễn Thị Cẩm Trinh

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên là dầu dừa tại tỉnh Bến Tre để tạo ra sản phẩm tiêu dùng dạng chăm sóc cá nhân nhằm nâng cao giá trị sử dụng và thu nhập cho người dân địa phương. Sản phẩm với mục tiêu sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, có khả năng phân hủy sinh học cao sẽ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Phân tích tính chất nguyên liệu dầu dừa sử dụng nghiên cứu nhằm chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, tận dụng nguồn dầu giá thành rẻ và chất lượng phù hợp cho sản phẩm tẩy rửa.
- Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rửa tay từ dầu dừa trong quy mô phòng thí nghiệm (khảo sát và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa, nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số trong giai đoạn xà phòng hoá, nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng phụ gia, nghiên cứu tỷ lệ pha loãng)
- Tối ưu hóa các yếu tố trong quy trình sản xuất nước rửa tay từ dầu dừa (xây dựng mô hình tối ưu hoá và đưa ra phương trình thực nghiệm, kiểm tra và đánh giá độ tương thích của phương trình, và đề xuất công thức sản phẩm nền)
- Nghiên cứu hoàn thiện công thức sản phẩm (nghiên cứu phối màu cho nước rửa tay từ nguyên liệu thiên nhiên, nghiên cứu bổ sung hương thơm cho nước rửa tay, nghiên cứu bổ sung hợp chất có hoạt tính sinh học và đề xuất xây dựng công thức hoàn chỉnh)
- Nghiên cứu thiết kế và lắp đặt thiết bị sản xuất quy mô 50 lít/ngày (nghiên cứu tính toán, thiết kế thiết bị sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa, lắp đặt và chạy vận hành thử nghiệm thiết bị, thử nghiệm sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa trên thiết bị)
- Phân tích và đánh giá chất lượng của nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa (đánh giá tính chất ngoại quan, đánh giá tính chất vật lý, đánh giá tính chất cảm quan khi sử dụng, đánh giá khả năng kháng khuẩn, đánh giá khả năng kích ứng da, đánh giá thử nghiệm tính mẫn cảm sản phẩm, kiểm tra các tính chất của sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y tế, đánh giá độ bền sản phẩm)
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng thương mại hóa của sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa (khảo sát đánh giá chất lượng của sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa của người sử dụng, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa) 
- Tập huấn và chuyển giao thiết bị và quy trình sản xuất (tập huấn vận hành và chuyển giao tại doanh nghiệp nhận chuyển giao về công nghệ chất hoạt động bề mặt, công nghệ sản xuất, và vận hành quy trình thiết bị; sản xuất 04 dòng sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa)

Kết quả thực hiện:
Dầu dừa chứa nhiều acid béo no, trong đó chiếm phần lớn là acid lauric 45-52%, acid myristic 16-21% và acid palmitic 7-10%, và các acid béo khác như acid caprylic, acid capric, acid oleic. Các acid béo chiếm phần lớn trong dầu dừa là các acid béo có mạch carbon trung bình C12-C14, có khả năng tương thích tốt với da. Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa” nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Bến Tre để mở ra hướng mới, góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Đề tài đã thực hiện và đạt được những kết quả nghiên cứu chính như sau:
- Khảo sát và lấy 06 mẫu nguyên liệu dầu dừa tại tỉnh Bến Tre, đã phân tích các tính chất đặc trưng của nguyên liệu dầu dừa (thông số vật lý, thông số hoá lý, hoá học..)
- Xây dựng thành công quy trình sản xuất nước rửa tay từ dầu dừa ổn định, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm mỹ phẩm, và xây dựng mô hình tối ưu hoá và đưa ra phương trình thực nghiệm, kiểm tra và đánh giá độ tương thích của phương trình.
- Nghiên cứu và hoàn thiện 05 công thức sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa (nghiên cứu phối màu, bổ sung hương,...) đạt yêu cầu về hiệu quả tẩy rửa, cảm quan, kháng khuẩn, ...
- Nghiên cứu tính toán, thiết kế thiết bị sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa, tiến hành lắp đặt và chạy vận hành thử nghiệm thiết bị sản xuất quy mô 40 lít/mẻ (80 lít/ngày)
- Tổ chức tập huấn vận hành và chuyển giao cho Công Ty TNHH Chế Biến Sản Phẩm Dừa Cửu Long và sản xuất 40 lít công thức nền và 200 lít cho 05 dòng sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa có tính chất ổn định > 3 tháng trong điều kiện thường.
- Sản phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa được phân tích và đánh giá chất lượng ngoại quan; tính chất vật lý (pH, độ nhớt, khả năng tạo bọt); tính chất cảm quan khi sử dụng; khả năng kháng khuẩn; khả năng kích ứng da; tính mẫn cảm (dị ứng da); độ bền sản phẩm và tiến hành kiểm tra các tính chất của sản phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
- Ngoài ra, đề tài cũng đã hướng dẫn thành công 02 Kỹ sư Hóa học (Nguyễn Thị Cẩm Trinh và Lê Tấn Huy) và công bố 01 bài báo khoa học: Ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt tối ưu hóa điều kiện quá trình phản ứng xà phòng hóa từ dầu dừa tỉnh Bến Tre, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đai học Nguyễn Tất Thành, 2018, 02, 40-46.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: