Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bến Tre.
- Địa chỉ: Số 92, đường Hùng Vương, phường 2, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre
- Điện thoại: 0753810989
- Fax: 0753810392

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Xuân Quang Tuyến
- Học hàm, học vị: Kỹ sư
- Chức vụ: Phó giám đốc Trung tâm Khuyến Nông-Khuyến ngư.
- Địa chỉ: Số 92, đường Hùng Vương, phường 2, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: 0753810989
- Di động: 0913847114

Người tham gia

- Phạm Công Kỉnh - ThS Nuôi trồng thủy sản.

- La Thị Khuyên - TC. Kế toán.

- Nguyễn Nhật Cường - KS. Nuôi trồng thủy sản.

- Nguyễn Minh Hiếu - KS. Nuôi trồng thủy sản

- Võ Hữu Bá Đạt - BS. Thú Y.

- Phạm Trọng Kiên - TC. Thú Y - khuyến nông viên xã Định Thủy.

- Sử Thị Xuân Phượng - KS. Nuôi trồng thủy sản - Khuyến nông viên xã Phước Hiệp.

- Lê Văn Trước - Khuyến nông viên xã Thuận Điền - Kỹ thuật viên dự án.

- Nguyễn Văn Khanh - Khuyến nông viên xã Lương Phú - Kỹ thuật viên dự án.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa nhằm tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người trồng dừa, nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh liền canh, liền cư.
Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở 4 xã Thuận Điền, Lương Phú, Định Thủy, Phước Hiệp, quy mô thực hiện 20ha, với quy mô điểm nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu 500m2/điểm với các thông số kỹ thuật chính đạt được: Cở giống thả 2 - 3cm, mật độ thả 4 con/m2, tỷ lệ sống > 50%, thời gian nuôi 6 tháng, cở thu hoạch bình quân 30 con/kg, năng suất 660kg/ha;
- Tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa cho 400 lượt nông dân trong vùng dự án;
- Tổ chức 04 cuộc hội thảo đầu bờ tại 04 xã với 400 lượt người tham dự.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1:Khảo sát chọn hộ thực hiện dự án ở Định Thủy, Phước Hiệp huyện Mỏ Cày Nam và Thuận Điền, Lương Phú huyện Giồng Trôm
+ Khảo sát nhanh về điều kiện thực tế các hộ đăng ký tham gia dự án, trên cơ sở đó ban quản lý dự án sẽ chọn những hộ dân phù hợp để xây dựng mô hình:
Các hộ được chọn tham gia xây dựng mô hình đạt các tiêu chí sau:
+ Có ao mương chuẩn bị tốt (có đảm bảo không thất thoát khi triều cường dâng) và diện tích mặt nước: > 500 m2.
+ Có nguồn vốn đối ứng, có tinh thần hợp tác tốt và tự nguyện tham gia dự án.
+ Có kiến thức kinh nghiệm về nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa.
+ Giao thông đảm bảo cho việc triển khai mô hình thuận lợi.
+ Có trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật.
Nội dung 2: Thực hiện triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa với diện tích 20 ha ở Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam) và Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm )
- Qui mô của điểm nuôi: diện tích tối thiểu 500m2 /điểm
- Các chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được: Tôm giống kích thước: 2-3 cm, mật độ thả: 4 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, có thể kết hợp cho ăn thức ăn tự chế biến, thời gian nuôi 6 tháng;
- Kết quả dự kiến: Tỷ lệ sống: > 50%, Cỡ thu hoạch bình quân: 30 con/kg, năng suất 660kg/ha.
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT
Tập huấn: Thực hiện 8 lớp tập huấn cho 400 lượt nông dân trong
vùng dự án, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hộ nuôi tôm trong vùng dự án.
Nội dung tập huấn:
- Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi.
- Kỹ thuật chọn giống, thả giống.
- Kỹ thuật chăm sóc, quản lý thức ăn, quản lý các chỉ tiêu môi trường, cách phòng trị bệnh trên tôm càng xanh.
- Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản tôm.
Dự kiến kết quả:
- Đào tạo được 04 kỹ thuật viên cho 4 xã:
+ Năm vững kiến thức về nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa.
+ Có khả năng chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa cho các đơn vị khác.
+ Các cán bộ được đào tạo có đủ khả năng thực hiện mô hình sau khi dự án kết thúc.
- Đào tạo được 200 nông dân nắm vững quy trình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa, đủ khả năng thực hiện mô hình, tuyên truyền nhân rộng mô hình
Hội thảo:
Thực hiện 04 cuộc hội thảo trong vùng dự án với 400 lượt người tham dự
Nội dung cuộc Hội thảo:
+ Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa;
+ Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, quản lý nguôn nước, cách thức cho ăn, quản lý ao, thu hoạch;
+ Cách chăm sóc và phòng trị bệnh tôm...;
Dự kiến kết quả:
+ 400 lượt người tham dự;
+ Nông dân nắm vững quy trình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa;
+ Tuyên truyền nhân rộng, phát triển mô hình trong cộng đông dân cư.

Kết quả thực hiện:
- Dự án thực hiện đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân, khẳng định sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn kịp thời và đúng mục đích.
- Quy trình kỹ thuật áp dụng cho dự án được người dân tiếp thu và có cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả. Khẳng định nền tảng khoa học kỹ thuật nếu kết hợp tốt với kinh nghiệm truyền thống sẽ phát huy tác dụng tốt.
- Người dân có nhận thức tốt trong việc hình thành và đi vào hoạt động của tổ liên kết nuôi tôm càng xanh. Điều này cho thấy vai trò đồng quản lý của người dân là thiết thực và hiệu quả.
- Tiềm năng về phát triển nuôi tôm càng xanh trong mương vườn ở bến tre còn lớn, tuy nhiên khả năng đầu tư, phát triển nuôi tôm càng xanh trong mương vườn còn nhiều hạn chế do thiếu vốn, ít tiếp cận kỹ thuật mới, các dịch vụ hổ trợ như cung cấp giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản chưa phát triển.
- Người dân còn thụ động trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường nuôi tôm, thuốc tôm.
- Về một số chỉ tiêu kỹ thuật như: Tỷ lệ sống bình quân, năng suất bình quân, sản lượng chưa đạt mục tiêu của dự án, tuy nhiên vẫn có nhiều hộ đạt và vượt những chỉ tiêu nầy và hiệu quả chung của dự án khá tốt, lãi toàn dự án 791.826.000đ, nâng thêm thu nhập của vườn dừa trong phạm vi dự án lên 13.000.000đ/ha, có 125 hộ thu lãi chiếm 83,3% tổng số hộ tham gia dự án. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả trên có thể do: Về khách quan. Các hành vi dùng thuốc trừ sâu ảnh hưởng nguồn nước nuôi tôm, xả thải gây ô nhiểm nguồn nước của hoạt động chăn nuôi heo, làm thạch dừa của một số hộ làm chết tôm ; Về chủ quan: Đề cương dự án đặt mục tiêu khá cao so với kết quả phổ biến hiện tại của người dân trong hình thức nuôi tôm càng xanh mương vườn ( tỷ lệ sống phổ biến ở mức 10% - 20% ), Ban quản lý dự án không huy động được nguồn vốn đối ứng của người dân đủ để đảm bảo thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, cũng như chưa đảm bảo theo sát từng hộ nuôi để kịp thời hổ trợ, uốn nắn thực hiện tốt quy trình kỹ thuật.
- Khi triển khai dự án do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, kinh nghiệm nuôi, mùa vụ - thời điểm thả giống, mức độ quan tâm, phối hợp, hổ trợ của từng địa phương có khác nhau,... dẫn đến có những sai biệt về kết quả khi thu hoạch giữa các xã tham gia dự án, trong đó xã Định Thủy có số hộ nuôi không có lãi nhiều hơn các xã còn lại, qua theo dõi chúng tôi rút ra một số nguyên nhân sau: Điều kiện mương nuôi tương đối phù hợp cho nuôi tôm càng xanh nhưng mương thường nhỏ, độ sâu chứa nước thường cạn hơn các xã còn lại nên môi trường dễ biến động nếu công tác chăm sóc không kỹ. Đa số các hộ của xã khi tham gia dự án là lần đầu áp dụng quy trình nuôi tôm càng xanh bằng con giống sản xuất nhân tạo và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp ( do sự thống nhất giữa địa phương và ban chủ nhiệm dự án chọn những khu vực chưa phát triển nuôi tôm càng xanh mương vườn, và người dân chưa có kinh nghiệm để hổ trợ phát triển phong trào ) nên chưa có kinh nghiệm và còn lúng túng. Nhiều hộ có khó khăn tài chính nên không đối ứng tốt nguồn kinh phí mua thức ăn cho tô m, không đảm bảo quy trình cho tôm ăn. Công tác thu tỉa, tách đàn: Đây là một trong những khâu kỹ thuật có ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch mặc dù qua tập huấn đã hướng dẫn rất kỹ nhưng người nuôi chưa thực hiện nghiêm túc. Số hộ dân tham gia ở Định Thủy đông hơn nhiều so với các xã còn lại (55 hộ), triển khai trên địa bàn rộng hầu hết các ấp trong xã nên công tác hướng dẫn, theo dõi, giám sát gặp nhiều khó khăn. Qua đó cho thấy phần nào trách nhiệm trong công tác quản lý của cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình chưa sát với người dân, chưa có giải pháp hiệu quả giúp người dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật.

• Ứng dụng kết quả đề tài
1. Mô tả nội dung ứng dụng:
- Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở 4 xã Thuận Điền, Lương Phú - huyện Giồng Trôm; xã Định Thủy, Phước Hiệp - huyện Mỏ Cày Nam quy mô thực hiện 20ha, với quy mô điểm nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu 500m2/điểm với các thông số kỹ thuật chính đạt được: Cỡ giống 2 - 3cm, mật độ thả 4 con/m2, tỷ lệ sống 39,8%, thời gian nuôi 6 tháng, cở thu hoạch bình quân 30 con/kg;
-Tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa cho 368 lượt nông dân trong vùng dự án;
-Tổ chức 04 cuộc hội thảo đầu bờ tại 04 xã với 256 lượt người tham dự.
2. Hiệu quả mang lại
- Hiệu quả kinh tế:
Hạch toán lợi nhuận của toàn dự án mang lại khá cao: 791.826.000đ, bình quân tăng thu nhập cho lha mặt nước mương vườn là 39.591.300đ và 1 ha đất vườn dừa khoảng 13.000.000đ (nếu tính bình quân diện tích mương vườn chiếm từ 30% - 40% tổng diện tích vườn) cho một vụ nuôi tôm, nguồn thu nhập này còn triển vọng nâng lên nhiều lần nếu người dân tăng cường đầu tư và thực hiện tốt quy trình kỹ thuật.
- Về mặt xã hội:
+ Góp phần củng cố và phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa cho các hộ dân tham gia dự án, đồng thời lan tỏa đến các hộ dân khác ở địa phương. Người dân tận dụng được diện tích mặt nước chưa khai thác hiệu quả; thức ăn bổ sung từ nguồn phế, phụ phẩm của sinh hoạt và nông nghiệp; công lao động nhàn rỗi đưa vào sản xuất tạo ra hiệu quả. Sau dự án, hầu hết các hộ đều giữ quy mô nuôi tôm càng xanh như trước, một số mở rộng diện tích; người dân dần quen với việc sử dụng tôm giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, công tác chăm sóc, quản lý tôm chặt chẽ hơn.
+ Góp phần củng cố các tổ liên kết nuôi tôm càng xanh liền canh, liền cư, đưa vai trò đồng quản lý vào sản xuất hàng hóa, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn làm thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
- Về mặt môi trường:
+ Qua dự án người dân nhận thức rõ cần phải quản lý cộng đồng; sống có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, cương quyết đẩy lùi nạn thuôc tôm, các hành vi xả thải ỉàm ảnh hưởng mỏi trường sống các ioài thủy sản.
+ Khi nuôi tôm trong mương vườn, người dân sẽ tăng cường ý thức, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gây hại đến thủy sản, góp phân bảo yệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
+ Việc sử dụng con giống sản xuất nhân tạo giúp người dân chủ động hon trong bố trí mùa vụ, giúp bảo vệ nguồn lợi tôm tự nhiên do hạn chê việc khai thác, đánh bắt tận diệt để cung ứng tôm giống tự nhiên cho người nuôi.
+ Quy trình kỹ thuật không sử dụng hóa chất độc hại không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, lượng thức ăn sử dụng theo quy trình kỹ thuật quy đổi ra thức ăn công nghiệp vào khoảng 1000kg/ha mặt nước cho một vụ nuôi, không làm ô nhiểm môi trường mương vườn, trái lại là nguồn dinh dưỡng tốt sau khi tôm ăn trái thải ra, giúp nâng cao hiệu quả vườn dừa, ổn định hệ sinh thái tự nhiên của vườn dừa.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: