Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống sò huyết nhân tạo tại Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
- Điện thoại: 0583831138

- Địa chỉ: Số 33, đường Đặng Tất, TP Nha Trang, Khánh hòa

- Thủ Trưởng: Nguyễn Việt Nam

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Phùng Bảy

- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản.

- Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên

- Điện thoại: 0582471349

- Tổ chức công tác: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Người tham gia

- ThS Phùng Bảy.
- ThS Trần Thị Hiền.
- ThS Phan Thị Thương Huyền.
- KS Phạm Viết Nam.
- KS Võ Quốc Bảo.
- KS Lê Văn Trung.
- KS Phan Tấn Cường.
- KS Dương Minh Triết.
- Phạm Văn Lành.
- KS Thân Hoàng Vinh.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Xây dựng được quy trình sản xuất giống nhân tạo sò huyết, góp phần đảm bảo phát triển nghề nuôi sò huyết bền vững tại Bến Tre.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Quy trình sản xuất giống nhân tạo sò huyết với tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến điểm mắt và từ khi hạ đáy đến khi con giống cấp 1 (1-3mm) lần lượt là 30% và 20%.
+ Số lượng sò cám là 5 triệu (0,5-1mm) và số lượng sò giống cấp 1 là 1 triệu con.
+ 01 bài báo được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 01 bài báo được đăng trên tạp chí KHCn của tỉnh Bến Tre.
+ Đào tạo đườc 02 cán bộ kỹ thuật của cơ quan phối hợp và tập huấn cho 50  hộ dân về kỹ thuật sản xuất giống sò huyết

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Xác định môt số đặc điểm sinh học sinh sản của sò huyết phân bố tại Bến Tre làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất giống.
- Nội dung 2: Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò huyết.
- Nội dung 3: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò huyết.
- Nội dung 4: Tổ chức hội thảo và tập huấn kỹ thuật

Kết quả thực hiện:
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sò huyết: Tỷ lệ đực cái trung bình của sò huyết theo nhóm kích thước là 1 : 1,32, theo tháng nghiên cứu là 1: 1,44. Chưa phát hiện hiện tượng chuyển đổi giới tính hay biến tính của sò huyết. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu có chiều rộng >27 mm. Mùa vụ sinh sản của sò gần như quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 3 đến tháng 6 trong năm. Sức sinh sản của sò huyết khá cao và khác nhau giữa các nhóm kích thước.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống sò huyết:
Sò bố mẹ được nuôi vỗ trong đìa tốt hơn trong bể, tỷ lệ sống đạt 71,33% (trong đìa) và 84,33% (trong bể), tỷ lệ thành thục trong đìa, trong bể tương ứng là 82%, 70 %.
Cả 3 phương pháp kích thích (sốc nhiệt; phơi khô kết hợp tạo dòng chảy; dùng amoniac) đều có hiệu quả kích thích cho sò sinh sản, trong đó phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy là tốt nhất.
Thành phần loài tảo có ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống ở từng giai đoạn phát triển của ấu trùng sò huyết. Trong khoảng 6 ngày đầu ấu trùng ăn hỗn hợp tảo Nannochloropsis oculataIsochrysis galbana cho sinh trưởng tốt hơn do kích thước nhỏ, dinh dưỡng phù hợp nhưng đến ngày thứ 7 trở về sau, khi ấu trùng đã lớn bổ sung thêm tảo Chaetoceros sp. cho sinh trưởng và tỷ lệ sống cao nhất.
Mật độ ương tốt nhất cho ấu trùng là 5 con/ml cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất. Độ mặn thích hợp cho sò huyết ở giai đoạn ấu trùng là 24-27, ở giai đoạn từ sò cám đến sò giống cấp 1 là 20-25. Ương sò từ giai đoạn spat đến sò giống cấp 1 bằng hệ thống tuần hoàn downwelling (nước xuôi) cho tốc độ sinh trưởng cao nhất, tỷ lệ sống cao nhất.
Đã xây dựng được quy trình sản xuất giống đạt tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng spat là 30-40%, tỷ lệ sống từ spat đến giống cấp 1 là 18-20%, đã tạo ra 4,9 triệu con giống sò cám (0,5-1mm/con) và 980.000 con giống sò cấp 1 (1-2mm/con)

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: