Nghiên cứu phát triển và chuẩn hóa hệ thống quan trắc sinh học cho hệ thống sông ngòi tỉnh bến Tre phục vụ công tác quản lý môi trường nước

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Viện Sinh học Nhiệt đới
- Họ và tên thủ trưởng: Ông Hoàng Nghĩa Sơn
- Địa chỉ: 9/621 Xa lộ Hà Nội, Linh Trung, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0822181635
- Website: http://itb.ac.vn/

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ông Ngô Xuân Quảng        
- Giới tính:Nam
- Trình độ học vấn:  12/12                               
- Chức danh khoa học: Phó Giáo sư
- Chức vụ: Trưởng phòng
- Điện thoại:  0982341436

Người tham gia

1. PGS.TS. Ngô Xuân Quảng - Chủ nhiệm - Viện Sinh học nhiệt đới
2. TS. Phạm Thanh Lưu  - Thư ký khoa học - Viện Sinh học nhiệt đới
3. TS. Thái Ngọc Trí - Thành viên - Viện Sinh học nhiệt đới
4. ThS. Nguyễn Xuân Đồng - Thành viên - Viện Sinh học nhiệt đới
5. TS. Nguyễn Thọ - Thành viên - Viện Địa lý Tài nguyên
6. TS. Trần Ngọc Diễm My - Thành viên - Đại học Khoa học Tự nhiên
7. ThS. Trương Trịnh Từ Tri - Thành viên - Đại học Ghent, VQ Bỉ
8. TS. Ngô Thị Thu Trang - Thành viên -  Đại học KH Xã hội Nhân văn
9. ThS. Trần Thành Thái  - Thành viên - Viện Sinh học nhiệt đới
10. ThS. Nguyễn Thị Mỹ Yến - Thành viên - Viện Sinh học nhiệt đới
11. CN. Thái Thị Minh Trang - Thành viên - Viện Sinh học nhiệt đới
12. TS. Trần Thị Sao Mai - Thành viên - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
12. ThS. Đặng Văn Tặng - Thành viên - UBND tỉnh Bến Tre
13. CN. Nguyễn Lê Quế Lâm - Nhân viên hỗ trợ  - Viện Sinh học nhiệt đới
14. TS. Nguyễn Minh Tuấn - Nhân viên hỗ trợ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển và chuẩn hóa hệ thống quan trắc môi trường nước bằng các chỉ tiêu sinh học trong toàn hệ thống sông ngòi tỉnh Bến Tre phục vụ công tác quản lý môi trường nước trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể
-  Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng và chuẩn hóa các chỉ tiêu sinh học thủy sinh phục vụ quan trắc sinh học cho tỉnh trong tương lai.
-  Xây dựng và số hoá cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, hiện trạng chất lượng môi trường nước và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học thủy sinh vật.
-  Xác định các loài/nhóm loài chỉ thị các môi trường ô nhiễm đặc trưng, ứng dụng phân vùng chất lượng nước, quản lý nguồn nước sông ngòi, kênh rạch trong tỉnh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh đề tài
Nội dung 2: Khảo sát, thu thập mẫu vật động vật không xương sống, động vật phù du, thực vật phù du, vi tảo bám đáy và ngư loại trong các hệ thống sông ngòi toàn tỉnh Bến Tre
Nội dung 3: Đo đạc và thu mẫu lý hóa môi trường nước và trầm tích tại các điểm khảo sát thủy sinh vật trong toàn hệ thống sông ngòi tỉnh Bến Tre

Nội dung 4: Xây dựng và phát triển hệ thống chỉ thị sinh học

Nội dung 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và bảo vệ đa dạng sinh học thủy sinh vật
Nội dung 6: Xây dựng và số hóa bản đồ đa dạng sinh học thuỷ sinh và chất lượng môi trường nước, phục vụ công tác quản lý, quản bá và truy xuất dữ liệu.
Nội dung 7: Xây dựng báo cáo tổng kết, công trình công bố và xuất bản sách kĩ thuật áp dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá và quản lý môi trường

Kết quả thực hiện:
- Đa số các điểm khảo sát ở tỉnh Bến Tre có chất lượng nước theo sinh vật chỉ thị ở mức khá ô nhiễm đến ô nhiễm vừa, một số điểm ở mức ô nhiễm nặng hoặc tương đối sạch. Mức độ ô nhiễm vào mùa khô có xu hướng cao hơn mùa mưa.
- Ở hầu hết các điểm độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng cao dẫn đến sinh khối và hàm lượng chlorophyll-a thấp. Vào mùa mưa theo chỉ số BDI và TDI các điểm có chất lượng nước trung bình thường ở khu vực sông chính và kênh rạch nội đồng, ngược lại các điểm nằm ở khu vực thành phố và thị trấn có chất lượng nước kém. Vào mùa khô, chỉ số BDI của thực vật phù du phản ánh đa số các điểm có chất lượng nước trung bình, tuy nhiên chỉ số TDI của khuê tảo đáy phản ánh đa số các điểm có chất lượng nước ở mức xấu cho thấy chất lượng nước đang bị phú dưỡng cao.
- Nhiều loài tảo silic có tiềm năng chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm dinh dưỡng như nitrat, amoni, phosphate và nhiễm mặn và một số nhóm loài tảo lục, tảo mắt có khả năng chị thị tốt cho môi trường phú dưỡng không bị nhiễm mặn.
- Trong các chỉ số H’, TSI, BDI và TDI, hai chỉ số H’ và TSI không phản ánh tốt chất lượng môi trường nước ở khu vực tỉnh Bến Tre. Do đó chúng tôi đề nghị sử dụng chỉ số BDI của khuê tảo phù du và TDI của khuê tảo đáy để áp dụng đánh giá chất lượng môi trường nước tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứu đã thành công trong việc áp dụng chỉ số MI của QXTT để đánh giá chất lượng môi trường các thủy vực tỉnh Bến tre trong 2 mùa mưa 2017 và khô 2018. Nhìn chung chất lượng môi trường ở mùa mưa kém hơn mùa khô. Khu vực thượng nguồn các sông lớn cho thấy chất lượng môi trường ở đây vẫn còn khá tốt, ít biến động. Các vị trí khảo sát trên sông Ba Lai, chất lượng môi trường có cải thiện từ mưa sang khô, nhưng các vị trí gần đập thì chất lượng môi trường vẫn xáo trộn ở 2 mùa. Chất lượng môi trường ở các khu vực thuộc thành phố và thị trấn ở cả 2 mùa rất xấu. Qua mùa khô, chất lượng môi trường ở các vị trí thuộc nhóm ven biển-cửa sông, kênh nội đồng, nuôi trồng thủy sản có sự cải thiện.
- Nghiên cứu đã thành công trong việc áp dụng chỉ số M-AMBI của QXĐVĐKXSCL để đánh giá chất lượng môi trường các thủy vực tỉnh Bến Tre trong 2 mùa mưa 2017 và khô 2018. Nhìn chung từ mùa mưa sang mùa khô, môi trường xáo trộn dần, mùa mưa môi trường ổn định hơn mùa khô. Nhóm vị trí khảo sát nhóm thượng nguồn và sông chính, chất lượng môi trường mùa khô khá thấp nhưng nhìn chung chất lượng trung bình vẫn ưu thế. Nhóm vị trí thành phố và thị trấn, chất lượng môi trường xáo trộn ở cả 2 mùa. Nhóm vị trí cửa sông, ven biển, kênh nội đồng,và nuôi trồng thủy sản, chất lượng môi trường ổn định trong 2 mùa khảo sát. Bên cạnh những ưu điểm, do là chỉ số mới áp dụng ở điều kiện Việt Nam nên M-AMBI còn những hạn chế. Lớn nhất là có nhiều loài chưa có trong danh sách cho điểm EG. Đây là một chỉ số mới, đầy hứa hẹn trong việc sử dụng QXĐVĐKXSCL làm quan trắc sinh học, nên các nhà sinh học Việt Nam cần chung tay cải tiến để nâng cao hiệu quả của M-AMBI trong các vùng nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: