Nghiên cứu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Sở Công Thương Bến Tre
- Họ và tên thủ trưởng: Ông Nguyễn Văn Niệm
- Địa chỉ: 71, Nguyễn Huệ, Phường 1, TP Bến Tre
- Điện thoại: 02753822365    
- Website: http://www.congthuongbentre.gov.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Văn Khê                 
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn: 12/12                     
- Chức danh khoa học: Cử nhân
- Chức vụ: Giám đốc Sở Công Thương    
- Điện thoại:  0913965360
- E-mail: lvkhe.sct@bentre.gov.vn

Người tham gia

- CN. Lê Văn Khê
- KS. Võ Minh Hoàng
- CN. Cao Thị Thu Hà
- CN. Nguyễn Lê Tường Thụy
- CN. Lê Hùng Cường
- KS. Lý Huy Tài
- CN. Nguyễn Quốc Huy
- CN. Trịnh Hồng Thắm
- CN. Mai Thị Lin
- CN. Trần Văn Thành

- TS. Huỳnh Thanh Điền

- Phạm Thị Kim Lan

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Xác định những ngành công nghiệp chủ lực có tính cạnh tranh, có lợi thế phát triển, đánh giá được thực trạng và tiềm năng để đề xuất các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, điểm mạnh và điểm yếu theo mô hình SWOT để thấy được thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó so sánh với các tỉnh lân cận;
- Xây dựng bộ tiêu chí để xác định các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, từ đó đưa ra được danh mục của ngành công nghiệp này;
- Phân tích sự dịch chuyển công nghệ cũng như thị trường cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre;
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre ổn định và phát triển sản xuất;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng chế biến và huy động nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chủ lực;
- Đề xuất xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp chủ lực.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan xây dựng thuyết minh đề cương đề tài
- Nội dung 2: Đánh giá thực trạng, tiềm năng của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Nội dung 3: Xác định các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh
- Nội dung 4: Đánh giá thế mạnh, lợi thế của ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Nội dung 5: Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân tích, đánh giá xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre
- Nội dung 6: Đưa ra các mục tiêu, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chủ lực trong thời gian tới
- Nội dung 7: Báo cáo tổng kết các kết quả nghiên cứu

Kết quả thực hiện:   
- Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chủ lực cùa tỉnh Bến Tre” đã đánh giá khái quát tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tinh Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020. Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và đóng góp cho ngân sách. Bên cạnh đó, cũng đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và dự báo nhừng cơ hội, thách thức để phát triển công nghiệp trong thời gian tới.
- Quan trọng hơn chính là đã xây dựng được bộ tiêu chí với 10 tiêu chí cụ thể: Tỷ trọng của ngành công nghiệp chủ lực so với toàn ngành công nghiệp; Trình độ nhân lực công nghệ; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chủ lực so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; Chỉ tiêu đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm; Chỉ tiêu về bản quyền đối với sản phẩm của ngành công nghiệp (Sở hữu công nghiệp và thương hiệu); Đảm bảo phát triển bền vững không gây ô nhiễm môi trường; Chi tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chủ lực thổ hiện bằng tốc độ tăng trưởng giá trị nộp ngân sách của ngành đó; Hệ thống thông tin quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp; Công tác nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển và sản phẩm của ngành công nghiệp được vinh danh, để xác định được các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Ket quả nghiên cứu cũng cho thấy, 02 ngành công nghiệp: công nghiệp sản xuất chế biến dừa và chế biến thủy sản chính là những ngành công nghiệp chủ lực, đúng với định hướng phát triển mà tỉnh ta đă xác định tù trước đến nay.
- Đề tài nghiên cứu cũng đề xuất được các mục tiêu, định hướng để tập trung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp này trong thời gian tới, phù hợp với xu thế hội nhập, xu thế thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời, để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực này, Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách: Giải pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chủ lực phát triển (Rà soát, điều chỉnh, ban hành, triển khai cơ chế, chính sách; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở); Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chủ lực: Giải pháp chung (Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và tăng cường liên kết phát triển vùng; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp; Nàng cao năng lực, sức cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về thị trường; Cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất; Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp; Tuyên truyền, tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực); Giải pháp riêng (Ngành công nghiệp chế biến thủy sản và ngành công nghiệp chế biến dừa).
- Việc phát triển các ngành công nghiệp chủ lực sẽ có vai trò rất quan trọng, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chồ, giải quyết việc làm, thu ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trường nhanh và bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, cũng đòi hỏi các cấp, các ngành phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cùng chung tay và có trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả đề tài này ở địa phương, ngành mình. Và đây cùng là tài liệu quan trọng để cung cấp thêm thông tin khách quan, khoa học nhằm giúp Tiểu Ban Văn kiện tham khảo xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được khả thi, sát hợp thực tế.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: