Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị Methadone cho người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre

- Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Văn Oanh

- Địa chỉ: 500f, khu phố 2, phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 02753575857

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Thị Kim Thoa

- Trình độ học vấn: 12/12

- Chức vụ: Phó Giám đốc

- Điện thoại: 0918185142

Người tham gia

- BS.CKII. Lê Thị Kim Thoa - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- CN. Nguyễn Văn Nu - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- CN. Nguyễn Ngọc Anh Thư - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- CN. Nguyễn Ngọc Thúy- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- CN. Nguyễn Thị Huệ Tiên - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- YS. Phan Than Bình - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- YS. Nguyễn Duy Thanh - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- BS.CKII. Phạm Quốc Tuấn - Sở Y tế Bến Tre;
- ĐD. Trần Thanh Tuấn - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;
- ThS. Trương Minh Phước - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bến Tre;

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng điều trị Methadone và các yếu tố liên quan đến việc bỏ điều trị Methadone ở người NCMT tại tỉnh Bến Tre từ năm 2014-2017.
- Đánh giá KQ chương trình can thiệp tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận dịch vụ và duy trì điều trị Methadone cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập vào cộng đồng sau 18 tháng can thiệp.
Phương pháp NC: NC mô tả cắt ngang có phân tích NC can thiệp không nhóm chứng. 250 NCMT đang điều trị Methadone được chọn vào NC 2017 (các nhóm phụ 150 người nhà, công an, chính quyền, 30 NCMT đã bỏ trị Methadone, 11 chuyên gia y tế). Qua 18 tháng can thiệp số người NCMT điều trị Methadone còn đến nhận thuốc là 223 người,

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh đề cương
- Nội dung 2: Đánh giá thực trạng điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone cho người NCMT tại tỉnh Bến Tre từ 2014 đến 2017
- Nội dung 3: Nghiên cứu nguyên nhân bỏ trị Methadone của người NCMT tại tỉnh Bến Tre
- Nội dung 4: Giải pháp can thiệp tăng sô lượng bệnh nhân tiêp cận dịch vụ và duy trì bệnh nhân điêu trị Methadone tiếp tục điều trị cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập vào cộng đồng.
- Nội dung 5: Đánh giá kết quả chương trình can thiệp tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận dịch và duy trì điều trị Methadone cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập vào cộng đồng sau 18 tháng can thiệp
- Nội dung 6: Báo cáo tổng kết nghiên cứu

Kết quả thực hiện:
* Thực trạng điều trị Methadone và các yếu tố liên quan đến việc bỏ điều trị Methadone ở người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre từ 2014-2017
- Tỷ lệ ĐTNC người NCMT bỏ trị Methadone là 14,8%.
- Tỷ lệ ĐTNC có sử dụng CDTP trong 1 tháng qua 18%. Thời gian sử dụng CDTP dưới 10 ngày 62,2%, sử dụng trên 10 ngày là 37,8%. Sử dụng qua đường tiêm 91,1%, qua đường hút, hít 8,9%.
- Liều uống Methadone cao nhất là 22,5 ml và thấp nhất là 0,5ml. Liều uống Methadone trung bình là 8,1 ml. Nhóm ĐTNC có liều uống Methadone 0,5-5,9 ml 31,6%, 6-11,9 ml 52,4%, 12-22,5 ml 16%.
- Một số tác dụng phụ trong điều trị Methadone như:táo bón 61,2%, vấn đề răng miệng 8%, tiết mồ hôi 17,2%, giảm khả năng tình dục 8,8%, đau cơ khớp 30%, ăn không ngon miệng 22,4%, nổi mẩn ở da và ngứa 1,6%, đau bụng 0,8%, buồn nôn, nôn 4,4%, mất ngủ 11,2%.
- Tỷ lệ ĐTNC tiếp cận thông tin về điều trị Methadone qua các kênh: Ti vi 13,6%, Báo 5,6%, Đài 14%, qua bạn bè 80,4%, công an 10,4%, qua nhân viên y tế 72,4%, qua ngành LĐTBXH 2%, qua đồng đẳng viên 2,4%, qua tờ rơi 12,8%.
- Phần lớn (94%) người thân trong gia đình đã vận động NCMT tham gia điều trị Methadone, số người nhận được sự vận động từ Công an là 4,4%, y tế 2,4%.
- Sự quản lý, hỗ trợ người NCMT điều trị Methadone tại địa phương nắm các thông tin điều trị Methadone của người NCMT địa phương là 17%, phản hồi thông tin điều trị Methadone với cơ sở điều trị Methadone là 38%.
- Có sự liên quan giữa hành vi bỏ trị ở người NCMT đang điều trị Methadone NC 2017 và các yếu tố: phải đến cơ sở Methadone mỗi ngày, tuổi trung bình lần đầu sử dụng CDTP thấp, trung bình liều uống Methadone thấp, các mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,001.
- Có 5 nguyên nhân bỏ trị của người NCMT tại Bến Tre: đường đi uống thuốc Methadone xa; phải đi uống Methadone mỗi ngày; bị bạn bè lôi kéo, rủ rê sử dụng ma túy; thiếu ý chí, quyết tâm điều trị; thiếu sự hỗ trợ, quan tâm, động viên.


* Đánh giá kết quả can thiệp tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận dịch vụ và duy trì điều trị Methadone cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập cộng đồng
- Hiện tại vẫn chưa có bệnh nhân điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone ra khỏi chương trình vì lý do hoàn thành điều trị các CDTP thành công, công tác điều trị Methadone hiện vẫn còn trong quá trình giảm liều uống Methadone.
- Tỷ lệ ĐTNC ra khỏi chương trình điều trị Methadone NC 2019 là 10,8%.
- Tỷ lệ ĐTNC bỏ trị Methadone ở NC 2019 là 5,8%. Tỷ lệ bỏ trị Methadone ở ĐTNC NC 2019 thấp hơn NC 2017 trung bình là 9% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p<0,05).
- Tăng tỷ lệ nhận thông tin về chương trình điều trị Methadone qua các kênh.
- Giảm khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi uống Methadone.
- Có sự giảm tỷ lệ gặp những khó khăn của ĐTNC người NCMT khi tham gia điều trị Methadone ở hai thời điểm nghiên cứu.
- Liều uống Methadone trung bình ở NC 2019 thấp hơn liều uống Methadone trung bình ở NC 2017 là 1,25 ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
- Tăng tỷ lệ quan tâm, quản lý hỗ trợ người NCMT điều trị Methadone tại địa phương.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: