Nghiên cứu qui trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn protein - phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Điện thoại cơ quan: 0839401902
- Fax: 0839404759
- Điện thoại: 0913560164
- Email: nguyenthachshnn@gmail.com

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Quang Thạch

- Trình độ học vấn: 12/12

- Chức vụ: Viện trưởng

- Điện thoại: 0913560164

Người tham gia

1. GS.TS Nguyễn Quang Thạch
2. TS. Phạm Hữu Nhượng
3. TS. Ngô Thị Lam Giang
4. ThS. Trương Thanh Hưng
5. KS. Trần Thị Quý
6. KS. Lê Hữu Bảo Dương
7. KS. Phùng Nhật Phong
8. KS. Nguyễn Thành Phước
9. KS. Trần Hồng Oai
10. Đỗ Thanh Tuấn

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát:
Tận dụng nguồn phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản tại tỉnh Bến Tre để tạo ra sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất Nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm từ phế thải từ các nhà máy chế biến.
Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học và phân bón lá sinh học từ nguồn protein- phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản.
- Vận hành thử nghiệm thành công quy trình sản xuất phân bón lá trên thiết bị có quy mô 100 lít nguyên liệu một mẻ, theo các thông số nghiên cứu được trong việc thủy phân nguồn protein- phế thải của quá trình chế biến cá với hiệu quả cao.
- Xác định hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của phân bón hữu cơ sinh học và phân bón lá sản xuất ra.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (dạng bột) từ bùn thải trong chế biến cá.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón lá bằng phương pháp thủy phân sinh học phụ phẩm chế biến cá (máu và nhớt cá).
- Nghiên cứu sản xuất thử phân bón lá sinh học trên thiết bị công suất 100 lít nguyên liệu/mẻ.
- Nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm trên cây trồng.
- Mô hình trình diễn.

Kết quả thực hiện:
1. Đã xác định được hai chế phẩm vi sinh vật có khả năng khử mùi hôi và phân hủy bùn thải chế biến thủy sản hiệu quả là chế phẩm Bimix và chế phẩm Emina. Trong đó, chế phẩm Emina có tác dụng giảm tỷ lệ C/N của bùn ủ thấp hơn (thúc đẩy phân hủy hữu cơ mạnh hơn) . Lượng Emina sử dụng thích hợp là 10 ml/10 kg nguyên liệu ủ ( hay 1lít/1 tấn ). Thời gian ủ cần thiết tối thiểu 30 ngày. Phối trộn bùn sau ủ với phân vô cơ NPK theo tỷ lệ 3:1:2 tạo phân hữu cơ thành phẩm hiệu quả cao trong khi phối trộn với bã bùn mía lại gây tác dụng âm tính. Từ các thông số xác định trên, đã xây dựng và vận hành thành công qui trình xử lý bùn thải chế biến thủy sản dùng sản xuất phân bón. Đã sản xuất thử được 5.000 kg phân bón
2. Đã xác dịnh được máu và nhớt cá được thủy phân tốt với enzyme đơn Alcalase, liều lượng 0,1% trong thời gian 12 giờ, điều kiện nhiệt độ 55-600C, pH=8..Dựa vào các thông số cơ bản trên đã xây dựng được qui trình thủy phân nước thải chế biến cá thành phân bón lá. Dịch thủy phân được phối trộn thêm phân vô cơ N, P, K tỷ lệ (N:P:K = 3:1:2) sẽ cho phân bón lá thành phẩm. Đã tạo dịch phân bón lá theo qui trình trên, phân có hàm lượng Nts , P2O5 hh , K2O hh đạt lần lượt là 3,1 ; 1,2 ; 2,0%, các chỉ tiêu khác như hàm lượng thủy ngân, chì, asen, cadimi, E.Coli, Salmonella đều đạt yêu cầu. Quy trình trên đã vận hành thành công và sản xuất thử được 3.500 lít sản phẩm
3. Đã thử nghiệm hiệu quả của phânsản xuất ra trên cây rau ăn lá và cây lúa: Sử dụng phân bón dạng bột (lượng bón 5 tấn/ha) trên rau ăn lá và lúa cho năng suất thực thu rau cải xanh và rau muống lần lượt đạt 29,9 và 29,6 tấn/ha, năng suất thực thu trên cây lúa đạt 7,11 tấn/ha. Sử dụng phân bón lá (lượng phun 30 ml/10lit) trên rau ăn lá và lúa cho năng suất thực thu rau cải xanh và rau muống lần lượt đạt 30,6 và 28,4 tấn/ha, năng suất thực thu trên cây lúa đạt 7,21 tấn/ha.
4. Giá thành sản xuất 1 kg phân bón dạng bột là 1.493 đồng, 1lit phân bón lá là 5.172 đông. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón tạo ra: lợi nhuận đạt 25.920.000 đồng/ha/vụ lúa, tăng 8.500.000 đồng/ha so với đối chứng bón phân hữu cơ VIGAF 2:2:1, lượng bón 1,0 kg/m2 đất(đối với phân dạng bột) và lợi luận đạt 21.930.000 đồng/ha/vụ lúa, tăng 11.160.000 đồng/ha so với đối chứng phun phân bón lá Bio-Trùn quế 02, liều lượng 25 ml/10 lít nước (đối với phân bón lá)

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: