Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Họ và tên thủ trưởng: Ngô Thị Phương Lan

- Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 02838293828 

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: GS.TS. Võ Văn Sen  Giới tính: Nam

- Trình độ học vấn:  12/12                                

- Chức danh khoa học: Tiến sĩ

- Chức vụ: Giảng viên cao cấp

- Điện thoại:  02838293828

Người tham gia

- TS. Lưu Văn Quyết

- GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

- PGS.TS Ngô Thị Phương Lan

- CN. Võ Thành Hạo

- PGS.TS Hà Minh Hồng

- TS. Lê Hữu Phước

- TS. Phạm Gia Trân

- PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu

- TS Phạm Thanh Duy

- TS. Trần Anh Tiến

- PGS.TS Trần Thị Mai

- PGS.TS Hồ Sơn Đài

- PGS.TS Trần Nam Tiến

- ThS. Dương Thành Thông 

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát:
Biên soạn bộ Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn của Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là Quốc chí) trên cơ sở ghi chép, mô tả, cung cấp thông tin một cách chân thực nhất. Dựa trên cơ sở quy chuẩn của Địa chí Quốc gia Việt Nam, mục tiêu xây dựng bộ Địa phương chí tỉnh Bến Tre hướng tới việc cung cấp tri thức cơ bản tổng hợp về lịch sử, điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa –xã hội,… nhằm góp phần phát triển khoa học, giáo dục và nâng cao dân trí phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.
Mục tiêu cụ thể:
Theo quy chuẩn của địa chí Quốc gia, 21 nội dung cần phải có của các tập địa phương chí là: Vị trí, địa giới, lãnh thổ; Địa lý, địa chất và tài nguyên; Sinh vật và nông học; Hệ thống hành chính; Nhân chủng, tộc người và dân cư; Hệ thống chính trị và tổ chức xã hội; Pháp luật; Quân sự và Quốc phòng; Đối ngoại - Ngoại giao; Kinh tế; Lịch sử; Văn hóa; Văn học; Ngôn ngữ và văn tự; Nghệ thuật và kiến trúc; Tư tưởng - Tôn giáo và tín ngưỡng; Giáo dục và đào tạo; Khoa học và công nghệ; Y dược; Giao thông - vận tải; Tỉnh/Thành phố, Huyện/Quận, Thị xã, Xã/Phường... Trong quá trình thực hiện, tùy từng địa phương có thể nghiên cứu đầy đủ và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể địa phương nhưng không được xa rời bố cục và những quy định chung về nguyên tắc như:  Quy định viết nhân danh, địa danh Việt Nam; Quy định viết tên chức tước, tự, hiệu, miếu hiệu, niên hiệu; Chú thích, xuất xứ, các tài liệu và trích dẫn; Ảnh, bản đồ, bản vẽ, bảng biểu; Tài liệu tham khảo.
Dựa trên các nguyên tắc thể loại, nội dung, hình thức, tư liệu đã được xác định trong Bộ quy chuẩn biên soạn Quốc chí Việt Nam, Địa phương chí tỉnh Bến Tre biên soạn có quy mô khoảng trên 2.000 trang in khổ (21 x 29,7cm), được cấu trúc thành 1 tập, 3 quyển, 38 chương (gồm 2 chương Mở đầu, Kết luận và 36 chương nội dung; mỗi chương nội dung trung bình từ 50 đến 60 trang, gồm cả bản đồ, bản vẽ, ảnh, tư liệu minh họa). 
Địa phương chí tỉnh Bến Tre không có Phụ lục tách riêng, mà tất cả các nội dung của Phụ lục đã được tích hợp trình bày trong chính văn. Trừ 2 chương Mở đầu và Kết luận, còn 38 chương nội dung sẽ được trình bày thống nhất theo mục, với trung bình mỗi chương gồm khoảng 30 mục và mỗi mục có độ dài khoảng 2 trang in. Cụ thể được dự kiến bố cục:
+ Quyển I: Địa lý và Lịch sử (9 chương, từ chương 1 đến chương 9): Chương 1: Mở đầu; Chương 2: Địa lý hành chính; Chương 3: Điều kiện tự nhiên; Chương 4: Tài nguyên thiên nhiên; Chương 5: Địa lý dân cư; Chương 6: Biên niên sự kiện lịch sử từ khởi nguồn đến giữa thế kỷ XIX; Chương 7: Biên niên sự kiện lịch sử từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945; Chương 8: Biên niên sự kiện lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975; Chương 9: Biên niên sự kiện lịch sử từ năm 1975 đến nay .
+ Quyển II: Kinh tế và xã hội (13 chương, từ chương 10 đến chương 22): Chương 10: Tổng quan về kinh tế - xã hội; Chương 11: Nông nghiệp; Chương 12: Công nghiệp, thủ công nghiệp; Chương 13: Thương nghiệp; Chương 14: Giao thông vận tải; Chương 15: Thông tin - truyền thông; Chương 16: Du lịch; Chương 17: Dịch vụ; Chương 18: Hệ thống chính trị; Chương 19: Tổ chức xã hội; Chương 20: Quốc phòng; Chương 21: An ninh. Chương 22: Khoa học và công nghệ.
+ Quyển III: Văn hóa (16 chương, từ chương 23 đến chương 38): Chương 23: Ăn, mặc; Chương 24: Ở và đi lại; Chương 25: Tín ngưỡng và tôn giáo; Chương 26: Lễ hội và phong tục tập quán; Chương 27: Địa danh và phương ngữ; Chương 28: Văn học; Chương 29: Nghệ thuật; Chương 30: Báo chí; Chương 31: Giáo dục và đào tạo; Chương 32: Y dược; Chương 33: Thể thao; Chương 34: Di tích Lịch sử - Văn hóa trước năm 1945; Chương 35: Di tích Lịch sử - văn hóa từ năm 1945 đến nay; Chương 36: Nhân vật Lịch sử - Văn hóa trước năm 1945; Chương 37: Nhân vật Lịch sử - Văn hóa từ năm 1945 đến nay; Chương 38: Kết luận.
Các nội dung được trình bày trong Địa phương chí tỉnh Bến Tre đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
1. Nội dung 1: Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan xây dựng đề cương chi tiết cho toàn bộ công trình (các mục cụ thể trong từng chương, mỗi chương khoảng 30 mục)
2. Nội dung 2: Xây dựng thể lệ thực hiện biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre dựa trên nguyên tắc chung của bộ Quốc Chí.
3. Nội dung 3: Triển khai điền dã - khảo sát, phỏng vấn nhân chứng, thu thập và xử lý thông tin tư liệu
4. Nội dung 4: Đánh giá thực trạng về tính khả thi của tư liệu để thực hiện đề tài
5. Nội dung 5: Nghiên cứu, biên soạn Quyển 1 (Địa lý và Lịch sử)
6. Nội dung 6: Nghiên cứu, biên soạn Quyển 2 (Kinh tế-Xã hội)
7. Nội dung 7: Nghiên cứu, biên soạn Quyển 3: Văn hóa
8. Nội dung 8: Ban biên soạn tiến hành rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện công trình theo quy chuẩn cả về nội dung và hình thức trình bày, và bàn giao sản phẩm cho cơ quan đặt hàng
9. Nội dung 9: Xây dựng phần mềm và tiến hành số hóa sản phẩm công trình
10. Nội dung 10: Tập huấn sử dụng phần mềm tư liệu số hóa; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghiên cứu
11. Nội dung 11: Hỗ trợ việc xuất bản các sản phẩm nghiên cứu

Kết quả thực hiện: 

- Bản in và bảng điện tử dưới dạng báo cáo khoa học toàn bộ kết quả nghiên cứu của công trình gồm 3 Quyển (theo đề cương được phê duyệt) được Hội đồng nghiệm thu thông qua (khoảng 2000 trang A4). Trong đó hình ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ in màu.
- Phần mềm số hóa chứa toàn bộ sản phẩm của công trình và các tài liệu liên quan (bao gồm cả hình ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ,..)

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: