Nghiên cứu quy trình phòng trừ sâu đục thân cây xoài bằng biện pháp sinh học trên địa bàn tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Viện Di truyền Nông nghiệp.

- Họ và tên thủ trưởng: Phạm Xuân Hội.

- Địa chỉ: Km2, đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

- Điện thoại: 024. 37543198. 

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh.

- Giới tính: Nữ.

- Trình độ học vấn: 12/12.

- Chức danh khoa học: Thạc sĩ.

- Điện thoại:  024. 37543198.

- Fax: 024. 37543196.

Người tham gia

- KS. Trịnh Quốc Bình

- TS. Nguyễn Đức Thành

- CN. Đào Thị Thu Hằng

- ThS. Lê Sĩ Dũng

- CN. Nguyễn Thế Quyết

- ThS. Lê Thị Thanh Nga

- CN. Trịnh Quốc Lộc

- CN Nguyễn Ngọc Tân

- ThS. Nguyễn Thị Kim Lan

- KS. Võ Thanh Tùng

- ThS Đỗ Công Trứ

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:

Tạo được chế phẩm sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu đục thân gây hại cây xoài tỉnh Bến Tre. Áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trong canh tác xoài giúp sản xuất sạch, an toàn và nâng cao chất lượng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mục tiêu cụ thể:

- Phân lập, tuyển chọn được 02-03 chủng nấm Metarhizium spp.chủng vi khuẩn Ballcilus spp vi sinh vật có hiệu lực phòng trừ sâu đục thân trên cây xoài.

- Xây dựng được quy trình quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học quy mô thử nghiệm (pilot).

- Xây dựng được quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu đục thân trên cây xoài.

- Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu đục thân trên cây xoài tỉnh Bến Tre.

 

Nội dung chính của nhiệm vụ:

1. Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan để xây dựng thuyết minh.

2. Nội dung 2: Nghiên cứu tình hình, mức độ gây hại của sâu đục thân trên cây xoài tại tỉnh Bến Tre.

3. Nội dung 3: Phân lập, xác định danh tính và đặc điểm sinh học các chủng nấm Metarhizium spp và chủng Ballcilus spp ký sinh sâu đục thân trên cây xoài.

4. Nội dung 4: Nghiên cứu kỹ thuật và quy trình sản xuất chế phẩm sinh học quy mô thử nghiệm (pilot) phòng trừ sâu đục thân xoài.

5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình tổng hợp sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu đục thân trên cây xoài tại tỉnh Bến Tre.

6. Nội dung 6: Xây dựng báo cáo tổng kết.


Kết quả thực hiện:

- Chế phẩm sinh học phòng trừ sâu đục thân trên cây xoài tại Bến Tre.

- Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học quy mô sản xuất thử (pilot).

- Quy trình hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học.

- Mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm sinh học.

- Báo cáo tổng kết đề tài.


 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: