Nghiên cứu, xác định nguyên nhân thối hoa, rụng quả non cây chôm chôm và biện pháp phòng chống có hiệu quả tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Tên tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật 
- Địa chỉ: Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội  

- Điện thoại:  0243.8389724     

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: ThS. Đỗ Xuân Đạt        
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn:  12/12.   
- Chức danh khoa học: Thạc sĩ

Người tham gia

- TS. Lại Tiến Dũng

- ThS. Đỗ Xuân Đạt

- ThS. Đỗ Minh Đức

- ThS. Khúc Duy Hà

- ThS. Phạm Thị Thu Trang

- ThS. Đặng Thanh Thúy

- KS. Phạm Văn Duyên

- ThS.Trương Văn Vui

- ThS. Trương Văn Cường

- ThS. Đinh Tấn Thừa

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát

Xác định chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng thối hoa, rụng trái non chôm chôm và đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp phòng chống an toàn, hiệu quả tại tỉnh Bến Tre (phù hợp với quy trình chỉ dẫn địa lý).

 

Mục tiêu cụ thể

- Điều tra,thu thập thành phần sâu bệnh hại chính và xác định loài sâu bệnh hại có vai trò gây hại quan trọngtrên cây chôm chôm.

- Xác định nguyên nhân chính gây hiện tượng thối hoa, rụng quả non trên cây chôm chôm tại tỉnh Bến Tre (2 loài sâu hại và 2 loài bệnh hại chính)

- Đề xuất 01 quy trình quản lý tổng hợp phòng chống theo hướng sinh học, an toàn và hiệu quả đối với hiện tượng thối hoa và rụng quả non trên cây chôm chôm tại các vùng trồng trọng điểm thuộc 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách.

- Xây dựng mô hình (quy mô 2ha) áp dụng quy trình phòng chống tổng hợp hiện tượng thối hoa và rụng quả non cây chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

- Tập huấn kỹ thuật và chuyển giao kết quả nghiên cứu và kỹ thuật phòng chống tổng hợp đối với các loài sâu bệnh hại chính trên cây chôm chôm cho 300 lượt kỹ thuật viên và nông dân trồng chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách.

 

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Nội dung 1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất cây chôm chôm và thực trạng sâu bệnh hại  trên cây chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách

- Nội dung 2. Điều tra, khảo sát thành phần sâu bệnh hại chính và xác định nguyên nhân chính gây hiện tượng thối hoa, rụng quả non trên cây chôm chôm

- Nội dung 3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và quy luật phát sinh, diễn biến mật độ và tác nhân gây hại của loài sâu, bệnh hại chính trên cây chôm chôm

- Nội dung 4: Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp để quản lý  hiệu quả và bền vững hiện tượng thối hoa và rụng quả non trên cây chôm chôm

- Nội dung 5: Xây dựng mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp hiện tượng thối hoa và rụng quả non trên cây chôm chôm tại tỉnh Bến Tre. Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật.

 

Kết quả thực hiện:

- Báo cáo về tình hình sản xuất cây chôm chôm và thực trạng sâu bệnh hại, mức độ gây hại trên cây chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách.

- Báo cáo khoa học về thành phần sâu bệnh hại chính và đối tượng, tác nhân chính; quy luật phát sinh, phát triển đối với hiện tượng thối hoa và rụng quả non cây chôm chôm tại 02 vùng trồng trọng điểm

- Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học sinh thái và quy luật phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh hại trên cây chôm chôm tại Bến Tre

- Đề xuất quy trình phòng chống tổng hợp hiện tượng thối hoa và rụng quả non trên cây chôm chôm an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

- Xây dựng mô hình hướng dẫn kỹ thuật phòng chống tổng hợp hiện tượng thối hoa và rụng quả non trên cây chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách tỉnh Bến Tre.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: