Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường.

- Địa chỉ: 20 đường số 4, phường 15, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 028.39162814.

- Website: etcvietnam.com.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Nguyễn Phú Bảo

- Giới tính: Nam

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ.

Người tham gia

1.  ThS. Nguyễn Thị Hồng My.

2.  PGS. TS. Tôn Thất Lãng.

3.  ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo.

4.  ThS. Nguyễn Thị Trúc Măn.

5.  TS. Nguyễn Phan Nhân.

6.  KS. Quách Văn Chịa.

7.  KS. Huỳnh Hữu Phước.

8.  KS. Đoàn Văn Ngọc.

9.  KS. Nguyễn Công Trí.

10.  KS. Nguyễn Thị Thanh Xuân.

11.  ThS. Lê Thị Thúy Hằng.

12.  ThS. Trần Ái Quốc.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bến Tre; xây dựng quy trình xử lý và tuần hoàn để tái sử dụng trở lại nước thải cho ao nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định (QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 40:2011/BTNMT).
Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng nuôi tôm siêu thâm canh và tình hình xử lý nước thải nuôi tôm hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Thiết kế, xây dựng quy trình xử lý và tuần hoàn để tái sử dụng trở lại nước thải cho ao nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 40:2011/BTNMT với công suất 500m3/ngày.
- Tái sử dụng lại trên 70% lượng nước thải từ ao nuôi tôm siêu thâm canh với chất lượng nước đạt yêu cầu chất lượng nước cấp vào ao nuôi.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn và tập huấn cho các cơ sở nuôi tôm, cán bộ khuyến nông khuyến ngư.
- Định hướng xử lý bùn, vỏ tôm của quá trình nuôi tôm siêu thâm canh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, những nội dung của đề tài đã được nghiên cứu thực hiện là:
- Đánh giá hiện trạng ngành nuôi tôm, thực trạng ô nhiễm do nước thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bến Tre và các biện pháp xử lý nước thải đang được áp dụng.
- Nghiên cứu quy trình xử lý và tuần hoàn để tái sử dụng trở lại nước từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học. Trên 70% lượng nước thải từ ao nuôi được tái sử dụng, nước đạt quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT – Chất lượng nước cấp vào ao nuôi tôm.
- Giải pháp xử lý chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.
- Đánh giá hiệu quả của công nghệ lọc sinh học trong xử lý nước thải của quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.


Kết quả thực hiện:

Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu của đề tài về xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở tỉnh Bến Tre. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được như sau:
- Xây dựng được Quy trình xử lý tuần hoàn nước ao tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học, quy mô cho ao nuôi 500 m2
 trên cơ sở nguyên tắc kết hợp giữa lắng cơ học với xử lý sinh học.
- Nghiên cứu đã lựa chọn được chủng vi sinh vật sử dụng phù hợp, hiệu quả là 
Nitrosomones Nitrobacter cho xử lý nước.
- Kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống bằng phương pháp sinh học đã cho thấy hiệu quả về tái sử dụng nước nuôi tôm là hơn 70%, chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, thời gian vận hành thấp hơn so với thời gian bơm nước thực tế của hộ nuôi tôm.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: