Phổ cập kiến thức y học cổ truyền trong phòng và điều trị các bệnh thông thường tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre từ năm 2008-2010

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- Địa chỉ: Số 44, đường Đoàn Hoàng Minh, phường 6, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: 0753829650

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Thị Dung
- Học hàm, học vị: Bác sĩ chuyên khoa 2

Người tham gia

- BS. Nguyễn Thái Sơn, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- BS. Trần Hoàng Hải, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- BS. Nguyễn Văn Sơn, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- BS. Phạm Thành Duy Phương, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- YS. Trần Kim Dung, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- ĐD. Nguyễn Thị Diệu, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- ĐD. Nguyễn Thị Thật, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.
- YS. Cao Minh Quốc, Bệnh viện Y học Cổ Truyền tỉnh Bến Tre.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức và thực hành trong phòng và chữa bệnh chứng thông thường bằng y học cổ truyền của nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, góp phần xã hội hóa trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định thực trạng nhu cầu phòng và chữa các bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
+ Xây dựng mô hình điểm phòng và chữa bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền tại 3 xã An Đức, Mỹ Hòa và thị trấn Ba Tri (thuộc huyện Ba Tri).
+ Đánh giá kết quả, tính duy trì, can thiệp của mô hình phòng, chữa bệnh và chứng thông thường bằng Y học cổ truyền tại 3 xã điểm và 21 xã nhân rộng của huyện Ba Tri.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Giai đoạn 1:
+ Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập y học cổ truyền ở 3 xã điểm.
+ Phỏng vấn lần 1 tại 3 xã gồm Mỹ Hòa, An Đức và thị trấn Ba Tri để đạt mục tiêu thứ nhất với bộ thu thập thông tin phiếu khảo sát sự hiểu biết và thực hành y học cổ truyền cho đại diện hộ gia đình. Mô tả thực trạng hiểu biết và thực hành về y học cổ truyền để phòng và chữa các bệnh thông thường.
- Giai đoạn 2:
+ Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập y học cổ truyền (YHCT) tại 21 xã nhân rộng; Phỏng vấn lần thứ 1, can thiệp, xây dựng mô hình nhân rộng toàn huyện Ba Tri. Đạt mục tiêu thứ 3 là kết quả xây dựng mô hình nhân rộng y học cổ truyền trong phòng và chữa các bệnh thông thường tại 21 xã huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Sự duy trì mô hình. Thực hiện sau can thiệp 6 tháng.
+ Phỏng vấn lần thứ 2 tại 21 xã nhân rộng, thu thập thông tin bằng các nội dung phiếu khảo sát sau tập huấn. Các phỏng vấn, thu thập thông tin, các biến số như phỏng vấn mô hình điểm và một số biến số khác như:
Tỷ lệ trồng các cây thuốc nam trong vườn thuốc mẫu.
Quan điểm của cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ y tế và người dân về tính hiệu quả, tính phù hợp, tính bền vững của mô hình.
Tỷ lệ những bệnh chứng thông thường được người dân ứng dụng điều trị bằng y học cổ truyền.

• Kết quả thực hiện:
Mô hình điểm xây dựng ở 3 xã Mỹ Hòa, An Đức và thị trấn Ba Tri thuộc huyện Ba Tri được thực hiện thành công với đầy đủ các tiêu chí nghiên cứu ở hộ gia đình và ở các trạm y tế, tuy nhiên hoạt động khám chữa bệnh, sử dụng trang thiết bị vẫn chưa phát huy được do không có cán bộ YHCT tại trạm y tế.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: