Tuyển chọn giống lúa chịu mặn thích nghi vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre.

- Địa chỉ: xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753860345.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Ks Trần Thanh Tâm.

- Địa chỉ: xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753860345.

Người tham gia

- Ths Hồ Thanh Nhân, Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre.

- Ths Lê Huyền Trang, Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre.

- KTV Đỗ Thị Diễm Thanh, Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre.

- Ks Trương Thị Bình, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Tuyển chọn 03-05 giống lúa chống chịu mặn phù hợp điều kiện canh tác bị ảnh hưởng mặn của các huyện ven biển, kháng rầy nâu và đạo ôn tốt, năng xuất bình quân thấp nhất từ 04-05 tấn/ha trở lên, phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho các vùng lúa tôm và vùng lúa một vụ bấp bênh của các huyện ven biển.
- Tập huấn chuyển giao quy trình cho cán bộ kỹ thuật và nông dân vùng chịu anh hưởng mặn.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Mời Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa làm cố vấn đề tài. Hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL tiến hành thực hiện các chuyên đề nghiên cứu sâu.
- Phối hợp các huyện ven biển cử cán bộ kỹ thuật tham gia và chọn điểm thực nghiệm.
- Hợp tác các hộ nông dân tham gia thực nghiệm đề tài.

• Kết quả thực hiện:
- Qua kết quả khảo nghiệm và phân tích các chỉ tiêu phẩm chất trong phòng thí nghiệm đã tuyển chọn được bộ giống có khả năng chịu mặn tốt (03%-04%) và ổn định về đặc tính nông học cũng như năng suất gồm 04 giống: OM 9921, OM 9916, OM 9915, OM 10636. Các giống này có khả năng kháng Rầy nâu và Đạo ôn tốt, phẩm chất gạo khá, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gạo có mùi thơm nhẹ.
- Công thức bón phân phù hợp cho sản xuất lúa hiệu quả năng suất cao tại vùng bị nhiễm mặn là 90N + 60P2O5 + 60K2O + 25kg Vôi (CaCO3)/1000m2 và tại vùng canh tác lúa - tôm là 60N + 60P2O5 + 60K2O + 25kg Vôi (CaCO3)/1000m2. Mật độ gieo cấy phù hợp với vùng bị nhiễm mặn là sạ lam 10kg/1000m2 hoặc cấy 04-05kg/1000m2. Với mật độ này có thể giúp giảm chi phí đầu tư sản xuất, hạn chế sâu bệnh nhưng năng suất vẫn đạt yêu cầu.
- Các giống được tuyển chọn được đưa vào sản xuất thử ngay tại các điểm khảo nghiệm với tổng diện tích 13ha. Đến nay, các giống đã được nhân nhanh với diện tích hàng trăm ha. Kết quả sản xuất cho thấy các giống trên có phạm vi thích nghi rộng, dễ canh tác. Đề tài cũng đã triển khai 6 lớp tập huấn quy trình canh tác lúa cho vùng bị nhiễm mặn trên cả 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: