Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Lách

- Địa chỉ:  Khóm II, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0753871225

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Bùi Thanh Liêm.

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ.

- Địa chỉ: Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 0918170007.

Người tham gia

- PGS.TS Trần Văn Hâu - Trường ĐH Cần Thơ.

- KS. Lê Đăng Khánh - Phòng NN và PTNT huyện Chợ Lách.

- CN. Huỳnh Mai Thảo - Phòng NN và PTNT huyện Chợ Lách.

- TC. Nguyễn Văn Bạn - Hội Nông dân xã Sơn Định.

- Lý Tấn Phương - Hội Nông dân xã Sơn Định

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng theo hướng an toàn GAP. Từng bước tiêu chuẩn hoá, thương mại hóa các loại sản phẩm chủ lực và đặc thù cho Cái Mơn nói riêng, Chợ Lách nói chung. Nhằm góp phần xây dựng thương hiệu trái cây chung cho địa phương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chuyển giao và thực hiện qui trình kỹ thuật khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng, cho 30 ha trên các giống với các chỉ tiêu cụ thể là: giảm tỷ lệ sượng trái sầu riêng Mongthon còn dưới 15%; sầu riêng sữa hạt lép 10%.
+ Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ thực hiện mô hình và 500 lượt nông dân tham giá dự án.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Lựa chọn vườn sầu riêng để xây dựng mô hình: giống Sầu riêng sữa Hạt Lép 15ha thực hiện 12,5ha, giống Sầu riêng Mongthong 15ha.
- Địa điểm tổ chức ở xã Sơn Định trong 2 năm.
- Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác sầu riêng cho cán bộ thực hiện và nông dân thực hiện dự án.
- Tổ chức hội thảo và nhân rộng mô hình cho nhà vườn trồng sầu riêng trong và ngoài huyện.
- Nghiệm thu đánh giá hiệu quả mô hình.

• Kết quả thực hiện:
- Nông dân nắm vững các quy trình kỹ thuật canh tác và từng bước áp dụng vào mảnh vườn của mình cho những kết quả rất khả quan.
- Cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Hạn chế tối đa các loài sâu bệnh gây hại, sâu đục thân, đục quả, các loại nấm bệnh cũng giảm đáng kể
- Năng suất được cải thiện rõ rệt: ước tính năng suất tăng từ 1,5-2 tấn/ha lên 2,5-3 tấn/ha, năng suất trung bình đat 2.5 tấn/ha.
- Tiếp thu được kỹ thuật đậy mủ gốc khi cây mang trái trong mùa mưa hạn chế đến trên 95% hiện tượng sượng trái giúp phẩm chất trái được tăng lên, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: