Nghiên cứu đánh giá diễn biến môi trường khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng và đề xuất mô hình chuyển đổi canh tác hợp lý khắc phục hậu quả trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

- Địa chỉ: Số 658, đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 0839238320.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Bà Trịnh Thị Long.

- Học hàm, học vị: Tiến sỹ.

- Chức vụ: Giám đốc Trung tâm.

- Email: ttlongvn@gmail.com.

- Điện thoại: 0839233700.

Người tham gia

- TS. Trịnh Thị Long - Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường và Sinh thái - Chủ nhiệm đề tài, quản lý chung, hoạch định kế hoạch hành động và triển khai thực hiện
- ThS. Dương Công Chinh - Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Thư ký đề tài và chủ trì các vấn đề về con tôm
- ThS. Nguyễn Thế Vinh - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thủy lợi - Chủ trì các vần đề về thủy lợi, cấp thoát nước
- ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang - Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Chủ trì các vấn đề về nông nghiệp và chuyển đổi canh tác
- ThS. Đồng Thị An Thụ - Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Chủ trì các vấn đề về chất lượng môi trường
- KS. Trần Văn Tuấn    Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Chủ trì các vấn đề về đánh giá tác động
- KS. Nguyễn Thị Tâm - Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Chủ trì các vấn đề về khảo sát, thực địa, thu thập thông tin, qui hoạch và dự báo
- KS. Trần Thị Thu Hương - Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái - Chủ trì các vấn đề về nông hóa thổ nhưỡng và suy thoái môi
- KS. Nguyễn Văn Vưng  - Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre - Chủ trì các vấn đề về phân tích chất lượng đất, nước
- ThS. Huỳnh Văn Mai - Phòng kinh tế hạ tầng huyện Bình Đại - Hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đề tài; Tham gia khảo sát, điều tra; Tư vấn, góp ý các giải pháp mô hình chuyển đổi canh tác hợp lý

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu ngắn hạn:
- Đánh giá hiện trạng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa; các tác động tiêu cực phát sinh ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước) và hệ canh tác nông nghiệp khác trong vùng;
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nhiễm mặn trong môi trường nước, đất và mô hình chuyển đổi canh tác hợp lý khắc phục hậu quả của việc nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như mô hình sản xuất nông nghệp hiệu quả cao trong vùng ngọt hóa.
Mục tiêu dài hạn: Xây dựng được các mô hình thực nghiệm thông qua áp dụng các kết quả nghiên cứu vào điều kiện thực tiễn làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng mô hình trong huyện Bình Đại góp phần phát triển bền vững vùng ngọt hóa.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 2: Dự báo diễn biến môi trường và mức độ tác động nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa.
- Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp để khắc phục, hạn chế và ngăn ngừa nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa.
- Nội dung 4: Tổ chức hội thảo trình bày và tham vấn ý kiến về các giải pháp và lựa chọn đối tượng thực hiện mô hình.
- Nội dung 5: Báo cáo tiến độ và nghiệm thu giai đoạn 1.

• Kết quả thực hiện:
Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre hoàn thành sẽ ngọt hóa 137.000 ha diện tích đất tự nhiên thuộc các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại và Thành phố Bến Tre. Trong đó có 12.000 ha đất tự nhiên của huyện Bình Đại, gồm các xã Thạnh Trị, Phú Long, Lộc Thuận, Phú Vang, Thới Lai và Định Trung - nơi này được Tỉnh qui trồng lúa, dừa, mía, cây ăn trái, hoa màu và các loại thủy sản nước ngọt.
Mặc dù tỷ lệ lãi/chi phí của hoạt động nuôi TTCT (1,10 -1,44) thấp hơn một số loại cây trồng như măng cụt (3,60) và bưởi da xanh (2,59) nhưng số tiền lãi thu được của việc nuôi TTCT lại cao hơn rất nhiều so với các loại cây này (2,1-3,1 tỉ đồng/ha so với 107,5tr.đ/ha của măng cụt và 36,18tr.đ/ha đối với bưởi da xanh). Mô hình nuôi TTCT có lợi nhuận cao hơn hẳn các loại thuỷ sản nước ngọt như tôm càng xanh, cá rô phi, cá lóc, và ngay cả cá chình (553.438 tr.đ/ha). So với tôm sú, tuy mức lợi nhuận của tôm sú cao hơn TTCT nhưng thời gian nuôi đối tượng này lại dài hơn gấp 1,4 lần làm cho khả năng quay vòng vốn chậm hơn và khả năng rủi ro cao hơn.
Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng qui hoạch ngọt hóa đã phá vỡ qui hoạch của Tỉnh, làm suy thoái môi trường, mặn hóa đất:
Mặn hoá môi trường đất ở tất cả các tầng, kể cả vườn dừa và ruộng lúa gần khu vực nuôi tôm: EC của đất trong ao tôm, trong vườn dừa và trong ruộng lúa gần khu vực nuôi tôm lên đến 4,33 dS/m; 4,81 dS/m; 1,60 dS/m. Ở tầng 3, độ sâu đến 150 cm, EC vẫn còn lên đến 1,25 dS/m.
Mặn hoá môi trường nước, đặc biệt là khu vực nhận nước xả thải từ các ao nuôi tôm (độ mặn tới 4,8 %o) ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới cho lúa và hoa màu.
Nước trong ao nuôi thuộc nhóm ô nhiễm hưũ cơ nặng (BOD5 lên đến 23,2 - 29,6 mg/l). Nước ở kênh rạch gần khu vực xả thải từ ao tôm bị suy thoái (BOD5 dao động từ 14,7 - 21 mg/l) do nhận nguồn ô nhiễm hữu cơ này.
Phì dưỡng do quá tải của hàm lượng chất dinh dưỡng không chỉ trong ao nuôi mà cả kênh rạch xung quanh vùng nuôi: Nồng độ trung bình Tổng Nitơ (TN) trong ao nuôi tôm khoảng 4,7 mg/l; Nước ở kênh nơi tiếp nhận nguồn xả từ ao nuôi lên đến 4,05 mg/l.
Ngoài ra việc khai thác nước ngầm nhiễm mặn tại 1.492 giếng khoan phục vụ nuôi tôm, là nguy cơ góp phần làm ô nhiễm, suy giảm tầng nước ngầm và sụt lún đất.
Khắc phục hậu quả, lấp trám 1.492 cái giếng nước ngầm nhiễm mặn, cải tạo gần 600 ha ao nuôi tôm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp cho 1686 hộ gia đình đang là vấn đề bức xúc của huyện Bình Đại và tỉnh Bến Tre.
Do hệ thống thủy lợi ngăn mặn chưa khép kín cho nên mặc dù là vùng được quy hoạch ngọt hóa hoàn toàn nhưng vào mùa khô xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra rất nghiêm trọng. Tại các xã Lộc Thuận, Thới Lai, Phú Vang và một phần của xã Định Trung có thời điểm độ mặn vẫn cao hơn 10g/l. Các xã Thạnh Trị, Định Trung và một phần của xã Phú Long thì xâm nhập mặn đã được kiểm soát tốt hơn, tuy vậy độ mặn thời điểm lớn nhất vẫn vượt ngưỡng 4g/l.
Do có được nguồn nước mặn vào mùa khô nên dù vùng dự án đã được quy hoạch sản xuất ngọt hóa nhưng người dân vẫn đào ao lấy nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng. Để đủ nguồn nước mặn cho nuôi tôm thẻ chân trắng người dân đã khoan giếng khai thác nước ngầm nhiễm mặn để nuôi tôm ngay cả trong mùa mưa.
Hoạt động nuôi mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ đã tác động không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất ngọt và ảnh hưởng đến quy hoạch sản xuất ngọt trong vùng.
Chính quyền địa phương đã tổ chức trám các giếng khai thác nước ngầm của các hộ dân, các công trình kiểm soát mặn phái sông Tiền vẫn đang dẫn được hoàn thiện đã đẩy người dân đã đào ao nuôi tôm thẻ vào thế không thể sản xuất và đang trở thành các bức xúc về mặt xã hội trong khu vực này rất cần các cơ quan ban ngành hướng dẫn sản xuất cho phù hợp với điều kiện nguồn nước ngọt.
Đề tài đã giới thiệu được 8 mô hình sản xuất trong điều kiện vùng ngọt để cơ quan chức năng giới thiệu cho người dân trong vùng dự án áp dụng trong đó 2 mô hình là nuôi cá chình và nuôi tôm càng xanh được đánh giá là có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và thực tế sản xuất trong vùng.
Các giải pháp rửa mặn cũng được đề xuất trong đó giải pháp lên líp đối với các khu vực đổ bùn bị nhiễm mặn để trồng cây kết hợp với rửa mặn và giải pháp rửa mặn cho đất các ao nuôi tôm thẻ bằng nước mưa và nước ngọt từ kênh rạch có tính phù hợp cao đối với vùng dự án.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: