Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Nghiên cứu Thủy Nông và Cấp Nước.

- Địa chỉ: Nhà C, Số 658, đường Võ Văn Kiệt (2A - Nguyễn Biểu), quận 5, TP Hồ Chí Minh.

- Email: tncnbvmt@yahoo.com.

- Điện thoại: 0839239348.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Trần Minh Tuấn.

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ kỹ thuật.

- Email: tranminhtuan04@yahoo.com.

- Điện thoại: 0838362822.

Người tham gia

- ThS. Trần Minh Tuấn - Trung tâm NC Thủy nông & Cấp nước - Viện KHTL miền Nam - Chủ nhiệm đề tài.

- GS.TS. Lê Sâm - Trung tâm NC Thủy nông & Cấp nước - Viện KHTL miền Nam.

- ThS. Nguyễn Đình Vượng - Trung tâm NC Thủy nông & Cấp nước - Viện KHTL miền Nam.

- KS. Lê Văn Khê
- KS. Lê Phong Hải
- KS. Nguyễn Quang Thương

- ThS. Ninh Văn Bình
- ThS. Nguyễn Văn Lân - Trung tâm NC Thủy nông & Cấp nước - Viện KHTL miền Nam.

- KS. Nguyễn Khánh Hoan

- ThS. Nguyễn Lê Huấn

- ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên - Trung tâm NC Thủy nông & Cấp nước - Viện KHTL miền Nam.

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
- Xây dựng cơ sở khoa học về các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng theo mục tiêu xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình thích ứng với đổi khí hậu - nước biển dâng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
- 1. Xác lập được cơ sở khoa học và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- 2. Đề xuất 03 mô hình nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi mẫu cho 3 xã điển hình (1 xã vùng ngọt, 1 xã vùng lợ và 1 xã vùng mặn) phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất và kết hợp phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
(1) Điều tra, khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có    liên quan đến hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn mới tỉnh Bến Tre.
(2) Nghiên cứu phân vùng sinh thái tỉnh Bến Tre theo quan điểm thủy lợi - tài nguyên nước và sử dụng đất.
(3) Đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi và hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
trên các vùng nông thôn tỉnh Bến Tre.
(4) Cập nhật xây dựng mô hình thủy lực phục vụ tính toán, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thủy lợi tỉnh Bến Tre.
(5) Nghiên cứu cơ sở khoa học và Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng.
(6) Thiết kế mô hình mẫu/trình diễn thí điểm 03 mô hình nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn mới cho 3 xã điển hình

• Kết quả thực hiện:
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre” do Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện đã hoàn thành đúng theo các nội dung trong hợp đồng nghiên cứu khoa học đã được ký kết với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre.
Với mục tiêu nghiên cứu là:
(i) Xác lập được cơ sở khoa học và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện hệ thống HTCSTL nội đồng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
(ii) Đề xuất 03 mô hình nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi mẫu cho 3 xã điển hình (1 xã vùng ngọt, 1 xã vùng lợ và 1 xã vùng mặn) phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất và kết hợp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trải qua quá trình nghiên cứu, Đề tài đã đạt được các kết quả chính dưới đây.
I.1. Vê khoa học và công nghệ
(1) Hoàn chỉnh bộ dữ liệu về điều tra, khảo sát thực địa, hồi cứu, thu thập và bổ sung tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có liên quan đến nội dung nghiên cứu phục vụ công tác tính toán, xây dựng các sản phẩm của đề tài .
(2) Đã phân vùng nghiên cứu tỉnh Bến Tre theo quan điểm thủy lợi - tài nguyên nước và sử dụng đất thành 3 vùng bao gồm: (i) tiểu vùng ngọt: Chợ Lách, Châu Thành, một phần Mỏ cày Bắc và một phần TP Bến Tre; (ii) tiểu vùng lợ (vùng ngọt hóa): Mỏ cày Nam, Giồng Trôm, một phần của Bình Đại, một phần của Ba Tri và một phần của Thạnh Phú, Mỏ cày Bắc; (iii) tiểu vùng mặn: Một phần Bình Đại, một phần Ba Tri và một phần của Thạnh Phú (vùng ven biển của Bến Tre).
(3) Phân tích, đánh giá bức tranh về thực trạng hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên các vùng nông thôn tỉnh Bến Tre thể hiện: (i) Về thành quả: Bằng sự nỗ lực của mình cùng với sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước, công tác phát triển thủy lợi và hạ tầng kinh tế, xã hội Bến Tre thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn thể hiện rõ nét trong dữ liệu về thu nhập, mức sống của người dân, hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm) được đầu tư và phát triển với tốc độ tốt; Bộ mặt nông thôn tỉnh Bến Tre đã có một bước tiến đáng kể không chỉ về diện mạo mà còn là thực chất đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân; (ii) Về những vấn đề tồn tại chính:
(i) Vai trò quan trọng của hệ thống hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng chưa có điều kiện coi trọng ngay chính từ trong các đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, dẫn đến việc đầu tư chưa xứng tầm vóc và vai trò của hệ thống này.
(ii) HTCSTL nội đồng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng dẫn đến không đảm bảo chủ động kiểm soát việc cấp và thoát nước cho cây trồng, vật nuôi, từ đây năng suất, sản lượng giảm sút, khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, điều khiển độ ẩm đất cho mục tiêu tăng năng suất, chuyển đổi mùa vụ cũng như sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả khi cần thiết.
(iii) HTCSTL chưa gắn kết chặt chẽ với giao thông nông thôn để phục vụ cơ giới hóa trong canh tác, thu hoạch;
(iv) HTCSTL chưa được quan tâm cho mục tiêu thu gom nước thải từ sản xuất (nuôi tôm), khu dân cư, làng nghề, chăn nuôi để góp phần vào bảo vệ môi trường nói chung và môi trường khu dân cư nông thôn Bến Tre nói riêng.
(v) HTCSTL chưa thể hiện vai trò góp phần tôn tạo cảnh quan sinh thái, hình thành các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng phục vụ nâng cao mức sống, chất lượng sống cho người nông dân.
(4) Đề tài đã hồi cứu, bổ sung hoàn thiện mô hình thủy lực (các chỉ tiêu địa hình mực nước trên hệ thống sông kênh của tỉnh) trên toàn tỉnh Bến Tre phục vụ tính toán, đề xuất các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi tỉnh Bến Tre
(5) Nghiên cứu các căn cứ khoa học, sự cần thiết và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở thuỷ lợi nội đồng bao gồm (có thể áp dụng thí điểm và chuyển giao ngay sau khi đề tài nghiệm thu):
(i) Giải pháp bảo vệ bờ bằng công nghệ mềm, thân thiện môi trường, có giá thành rẻ mà đảm bảo yêu cầu về an toàn và tính thẩm mỹ cao;
(ii) Giải pháp ngăn mặn vào mùa khô cho vùng lợ tỉnh Bến Tre bằng công nghệ đập thời vụ di động, đây là dạng công trình mới được làm bằng thép, được chế tạo hàng loạt tại nhà máy và được lại dắt đến vị trí cần ngăn mặn, thi công đập thời vụ di động bằng cách đánh chìm, đến đầu mùa mưa, đập được làm nổi và đưa về nơi tập kết để bảo dưỡng;
(iii) Giải pháp ứng dụng “ngân hàng đất” phục vụ công tác nạo vét kênh rạch, giải pháp này giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên là đất nạo vét kênh rạch, từ đó giảm chi phí nạo vét kênh rạch và hạn chế tối đa các tác động xấu do quản lý nạo vét kênh rạch truyền thống mang lại;
(iv) Giải pháp nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp làm đường giao thông nông thôn với việc tiêu thoát nước bằng các ống thoát nước trong quá trình xây dựng đê, nhờ đó đảm bảo chất lượng đê bao cũng như đường giao thông nông thôn;
(v) Giải pháp thiết kế định hình, đúc sẵn các công trình thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ xây dựng đồng ruộng (cống, cầu giao thông...) trên cả 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh.
(vi) Giải pháp ứng dụng túi vải địa kỹ thuật phục vụ nâng cấp bờ kênh kết hợp
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre ”
làm đường giao thông trong điều kiện nền mềm yếu trên cả 3 tiểu vùng sinh thái.
(vii) Giải pháp cấu trúc hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ thu gom, xử lý chất thải khu dân cư nông thôn (sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề), trung tâm văn hóa xã, trạm y tế, trường học trên cả 3 tiểu vùng sinh thái (TVST).
(viii) Giải pháp ứng dụng túi vải chống thấm nước xây dựng hệ thống bể chứa trữ nước mưa cho hộ gia đình riêng lẻ hoặc nhóm hộ vùng sâu, vùng xa khó khăn về nguồn nước, phục vụ sinh hoạt và tưới trên cả 3 TVST của Bến Tre.
(ix) Giải pháp cấu trúc hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng (Bố trí kênh, cống cấp thoát, cấu trúc ao nuôi, công trình thu gom xử lý chất thải, quy trình vận hành xử lý nước.) phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững tiểu vùng sinh thái mặn ven biển.
(x) Giải pháp cấu trúc hạ tầng cơ sở thủy lợi (cấu trúc ô, khu, vùng canh tác và công trình điều khiển mực nước, quy mô đường phân lô, phân khu.) vùng ngọt - canh tác chủ yếu là cây ăn quả - nhằm chủ động kiểm soát độ ẩm, mực nước, ngăn mặn xâm nhập cho vườn cây, khu trồng cây và toàn vùng, hướng tới tăng năng suất, chuyển vụ và xây dựng các khu vườn cây ăn quả xanh, sạch, đẹp kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên TVST ngọt tỉnh Bến Tre.
(xi) Giải pháp cấu trúc hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ tôn tạo cảnh quan sinh thái, hình thành các khu vui chơi giải trí họp mặt sinh hoạt văn hóa, khoa học cộng đồng cho người dân vùng nông thôn tỉnh Bến Tre.
I.2. Về thực tiễn ứng dụng
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã ứng dụng để thiết kế quy hoạch mô hình mẫu về HTCSTL nội đồng phục vụ tưới tiêu, cấp thoát nước theo hướng chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển bền vững và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn của tỉnh Bến Tre gồm:
- Mô hình hệ thống thủy lợi nội đồng trên tiểu vùng ngọt cho cây ăn quả tại xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách.
- Mô hình hệ thống thủy lợi nội đồng trên tiểu vùng ngọt hóa (tiểu vùng lợ) cho lúa màu tại xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm.
- Mô hình hệ thống thủy lợi nội đồng trên tiểu vùng mặn ven biển cho nuôi tôm hiệu quả, bền vững tại xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú.
I.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài
- Kết quả của đề tài phục vụ hoàn thiện HTCSTL nội đồng, đảm bảo một nền sản xuất hiện đại, cơ giới hóa cao, chủ động cấp thoát nước, là nền tảng cơ bản nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập ổn định cho
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre ”
người nông dân; Hình thành những làng quê văn minh, no ấm trên toàn Bến
Tre là sự đóng góp thiết thực, hiệu quả nhất của đề tài
- Góp phần xây dựng đồng ruộng, hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nông thôn mới nhanh, chất lượng tốt, giá thành hạ.
- Giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa nhanh, giá thành rẻ và bền vững trong mọi biến đổi của điều kiện thời tiết, khi hậu.
- Góp phần bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch và đẹp, giữ vững các tiêu chí gia đình văn hóa, làng văn hóa, chợ nông thôn và tiêu chí môi trường nông thôn.
I.4. Danh mục các bài báo đã đăng
Nhóm tác giả nghiên cứu đã công bố 02 bài báo khoa học có liên quan đến kết quả đề tài này như sau:
1) Trịnh Công Vấn, Trần Minh Tuấn, Nguyễn Lê Huấn. Nghiên cứu ứng dụng giải pháp bảo vệ bờ sông bằng công nghệ mềm - một giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2) Trịnh Công Vấn, Trần Minh Tuấn, Nguyễn Lê Huấn. Ứng dụng mô hình “Ngân hàng đất” trong công tác nạo vét kênh rạch phục vụ sản xuất kết hợp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
I.5. Vê đào tạo
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tham gia đào tạo thành công 02 học viên cao học:
1) Đề tài luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu chế độ thủy lực và giải pháp tiêu năng phòng xói cống Sơn Đốc 2 tỉnh Bến Tre”, Học viên cao học Nguyễn    Thái Bình -Trường đại học Thủy Lợi, do GS.TS. Tăng Đức Thắng hướng dẫn chính (bảo vệ thành công tháng 9/2015).
2) Đề tài luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu chế độ thủy lực và giải pháp tiêu năng phòng xói cống Sơn Đốc 2 tỉnh Bến Tre”, học viên Trương Trung Thảo - Trường đại học Thủy lợi, do PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải hướng dẫn chính (bảo vệ thành công tháng 9/2015).

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: