Điều tra dự báo nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế ở khu vực ven biển và cửa sông tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Viện hải Dương học.
- Địa chỉ: Số 01, đường Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
- Điện thoại: 0583590036.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Ông Bùi Hồng Long.
- Học hàm, học vị: Tiến sĩ.
- Email: buihonglongion@gmail.com.
- Điện thoại: 0583590036.

Người tham gia

- PGS. TS. Bùi Hồng Long - Chủ nhiệm - Viện Hải dương học
- ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ - Thư ký - Viện Hải dương học
- TS. Võ Văn Quang - Sinh học, Nguồn lợi - Viện Hải dương học
- ThS. Phan Minh Thụ - Môi trường - Viện Hải dương học
- ThS. Trần Văn Chung - Mô hình, Vật lý biển - Viện Hải dương học
- ThS. Lê Thị Thu Thảo - Sinh học - Viện Hải dương học
- ThS. Trương Duy Hải - Giải pháp, chính sách - UBND Tỉnh Bến Tre
- CN. Trần Xuân Lộc - Phân tích SWOT - VP UBND tỉnh Bến Tre
- KS. Nguyễn Văn Vưng - Môi trường địa chất - Sở KH&CN Bến Tre
- KS. Trần Vũ Bình - Khai thác thủy sản - CC Thủy Sản Bến Tre

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

• Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu lâu dài: Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bền vững nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế ở Bến Tre trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng nguồn giống vùng ven biển và cửa sông Bến Tre, lựa chọn đối tượng con giống của các loài có giá trị kinh tế cần nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình dự báo xác định bãi đẻ, bãi ương và khu vực phát tán nguồn giống.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế tại Bến Tre.

• Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng nguồn giống thủy sản vùng cửa sông và ven biển tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 2. Xác định các yếu tố thủy văn-động lực khu vực cửa sông và ven biển Bến Tre.
- Nội dung 3: Xác định một số đặc điểm sinh thái phân bố con giống ở giai đoạn ấu trùng phù du và giai đoạn giống của một số loài có giá trị kinh tế cao vùng cửa sông và ven biển tỉnh Bến Tre.
- Nội dung 4: Khảo sát định lượng, định tính các đối tượng giống cần nghiên cứu ở giai đoạn sống phù du và sống đáy.
- Nội dung 5: Phân tích xu thế phát tán và bãi ương dưỡng nguồn giống.
- Nội dung 6: Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế tại Bến Tre.

• Kết quả thực hiện:
- Đề tài đã hoàn thành được các nội dung, các sản phẩm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của đề cương. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý, trên cơ sở các nguồn số liệu khác nhau bước đầu đã xác định được các điều kiện  tính toán và đánh giá các kết quả dự báo các khu vực phát sinh, quá trình phát tán và bãi giống nghêu cho khu vực nghiên cứu. Xây dựng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo theo hướng này.
- Kết quả đề tài đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi và nguồn giống thủy sản ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre, xác định thời điểm và khu vực xuất hiện con giống của một số loài thủy sản. Xây dựng được danh mục 179 loài cá khai thác ở vùng cửa sông ven biển, xác định được 22 giống loài cá, 2 loài nghêu và sò huyết, 6 giống loài trong nhóm giáp xác là cua ghẹ, và tôm là nguồn giống thủy sản tập trung ở vùng cửa sông ven biển Bến Tre.
- Xác định các yếu tố thủy văn – động lực (bao gồm: gió, dòng chảy, lưu lượng nước), một số đặc điểm sinh thái, yếu tố môi trường và cơ sở thức ăn ở khu vực phân bố của nguồn giống ở giai đoạn ấu trùng phù du và giai đoạn giống một số loài có giá trị kinh tế cao vùng cửa sông và ven biển tỉnh Bến Tre.
- Trên cơ sở khảo sát vùng cửa sông ven biển Bến Tre, xác định đặc điểm phân bố nguồn giống của một số loài hải sản có giá trị kinh tế, bao gồm mật độ và vùng phân bố nguồn giống cá, nghêu, sò huyết và cua giống.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương thông qua các hội thảo, tổng hợp tương quan thủy văn động lực, địa hình, môi trường sinh thái, sinh học con giống, đề tài đã xây dựng mô hình dự báo, xác định xu thế phát tán và tập trung nguồn giống cho đối tượng nghêu. Đây là mô hình mới được áp dụng để dự báo nguồn giống của một đối tượng thủy sản, kết quả của mô hình bước đầu cho thấy phù hợp và tương ứng với vùng phân bố nguồn giống nghêu được điều tra, khảo sát ở vùng cửa sông ven biển Bến Tre.
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở phân vùng chức năng phù hợp, đề xuất cụ thể các vùng khai thác và thời gian khai thác hợp lý nguồn giống bao gồm: Vùng bảo bệ nguồn giống nghêu, sò và cua ở các bãi bồi ven biển; Vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản tự nhiên ở vùng cửa sông; Vùng hạn chế khai thác thuộc vùng nước ven bờ biển. Đồng thời đề xuất giải pháp quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng và giải pháp khai thác con giống để phát triển các đối tượng nuôi mới.
- Có được bộ dữ liệu, bản đồ, sơ đồ… được hệ thống hóa, bổ sung, cập nhật có chất lượng cho khu vực nghiên cứu .

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: