Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

 Hướng dẫn cách pha trộn phân bón gốc an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn cách pha trộn phân bón gốc an toàn và hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón và có khoảng 20.000 tên phân bón khác nhau. Do đó, việc xuất hiện khá nhiều loại phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường là không thể tránh khỏi. Nhưng làm sao nhận diện, chọn lựa và sử dụng cho phù hợp với từng loại cây trồng, đảm bảo an toàn và hiệu quả là một bài toán khó cho người nông dân.

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh tại xã Mỹ An huyện Thạnh Phú

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh tại xã Mỹ An huyện Thạnh Phú

Thạnh Phú là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. trong những năm gần đây mô hình tôm lúa phát triển rất mạnh ở huyện Thạnh Phú nói chung, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa tại xã Mỹ An nói riêng, đây là một xã có diện tích nuôi tôm càng xanh ruộng lúa chiếm tỉ lệ cao nhất trong huyện. toàn huyện có tổng diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là trên 500 ha, trong đó xã Mỹ An chiếm hơn 2/3 diện tích. Đây là một mô hình đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho vùng nầy và mang tính bền vững cao, vì mô hình nầy dễ làm, dễ áp dụng và đối tượng nuôi như con tôm càng xanh rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như về môi trường ở vùng đất xã Mỹ An. Như độ mặn hàng năm tại xã Mỹ An giao động từ 0 đến 15 độ, trung bình từ 5 đến 10 độ đây là điều kiện rất lý tưởng cho tôm càng xanh phát triển, ở giai đoạn ấu trùng và giai đoạn tôm giống tôm càng xanh rất thích nghi với độ mặn nầy đến khi giai đoạn trưởng thành thì tôm càng xanh có khuynh hướng sống với môi trường nước ngọt. Điều kiện tự nhiên ở huyện Thạnh Phú nói chung và xã Mỹ An nói riêng hàng năm có 6 tháng nước mặn và 6 tháng nước ngọt nên rất phù hợp cho mô hình này. Ngoài ra tôm càng xanh trong quá trình nuôi ít thấy bị bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như bệnh gan tụy hây bệnh đốm trắng... nhưng hiện nay mô hình nầy cho năng suất rất khiêm tốn trung bình từ 300kg đến 500kg/ha, đúng thực chất của mô hình nầy là phải đạt năng suất trên 500kg/ha.

Khởi nghiệp từ việc nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 12 triệu đồng/tháng

Khởi nghiệp từ việc nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 12 triệu đồng/tháng

Chăn nuôi theo hình thức trang trại đã và đang trở thành mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Điển hình là trang trại nuôi gà đẻ trứng cung cấp con giống của anh Phạm Đăng Khoa, ấp Định Thọ, xã Tường Đa, huyện Châu Thành, Bến Tre. Nhờ nắm vững kỹ thuật và được đầu tư chăn nuôi khép kín, trang trại của anh luôn cho hiệu quả kinh tế cao, và mang lại thu nhập ổn định.

9X khởi nghiệp, mỗi tháng kiếm thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng

9X khởi nghiệp, mỗi tháng kiếm thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng

25 tuổi đời, chủ một cơ sở sản xuất tinh chế dầu dừa Tinh Nguyên, hiện có thu nhập mỗi tháng khoảng 20 – 30 triệu đồng. Đó chính là em Hứa Nhã Quyên - ấp Phước Thạnh 1, xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, Bến Tre.

 Khởi nghiệp từ mô hình dừa dứa nướng

Khởi nghiệp từ mô hình dừa dứa nướng

Tại huyện Châu Thành, hiện có trên 7 ngàn ha vườn dừa, và được trồng phân bổ khắp  22 xã, thị trấn. Từ lâu, cây dừa đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng, huyện Châu Thành nói chung. Trong đó, không thể không kể đến những người thanh niên khởi nghiệp thành công từ cây dừa. Trong đó có anh Trần Văn Phong, ấp Phú Nhơn, thị trấn Châu Thành với mô hình dừa dứa nướng.

 Giải pháp bảo vệ năng suất dưa leo trong mùa mưa

Giải pháp bảo vệ năng suất dưa leo trong mùa mưa

Dưa leo là loại rau dễ trồng, mau thu hoạch và cho hiệu quả kinh tế cao. Có thể trồng dưa leo quanh năm, nhưng nông dân thường trồng nhiều vào mùa mưa để tiết kiệm công tưới vì dưa leo là loại cây trồng tiêu thụ rất nhiều nước nếu thiếu nước, năng suất và chất lượng giảm hẵn. Tuy nhiên, trồng dưa leo trong mùa mưa tiềm ẩn nhiều rủi ro do bệnh hại phát triển mạnh, phần lớn nông dân chọn giải pháp phun thuốc hóa học phòng trừ đã làm chi phí tăng cao và khả năng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong trái ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi. Vì thế, để sản xuất dưa leo sạch, năng suất cao đòi hỏi nông dân nhận biết các loại dịch hại (phổ biến nhất là bệnh héo xanh, bệnh sương mai và bệnh phấn trắng) và nắm vững biện pháp quản lý hiệu quả, an toàn mới có thể bảo vệ được năng suất dưa leo. 

 Rau lang sạch-cần biện pháp quản lý sâu hại theo hướng tổng hợp

Rau lang sạch-cần biện pháp quản lý sâu hại theo hướng tổng hợp

Khoai lang là loại cây lương thực được trồng khá phổ biến. Ngoài bộ phận chính là củ, đọt non của dây khoai lang được sử dụng như một loại rau, nông dân còn gọi là rau lang. Do đó, nhiều người trồng khoai lang không với mục đích lấy củ mà chỉ sử dụng đọt non làm rau, thân dùng nuôi gia súc. Mặc dù dễ trồng nhưng giống như các loại cây trồng khác, khoai lang cũng bị sâu bệnh tấn công, trong đó quan tâm nhất là nhóm sâu hại như sâu gập lá, sâu đục dây và bọ hà là đối tượng dịch hại phổ biến trên khoai lang. Rau lang được thu hoạch hàng ngày, vì thế để có rau lang sạch, nông dân cần áp dụng biện pháp tổng hợp trong quản lý sâu hại, không nhất thiết phải sử dụng thuốc hóa học.

Khởi nghiệp từ chế tạo máy tự động hóa CNC và làm tranh gỗ 3D

Khởi nghiệp từ chế tạo máy tự động hóa CNC và làm tranh gỗ 3D

Tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo…là những gì chúng tôi cảm nhận được từ người thanh niên trẻ miệt mài bên những chiếc máy CNC (CNC: Computer Numberial Control) với tác phẩm tranh gỗ 3D và khuôn công nghiệp in ấn. Với nhiệt huyết, lòng đam mê anh đã khởi nghiệp và rồi trở thành chủ chuyên chế tạo các loại máy CNC và gia công tranh gỗ. Anh chính là Lê Nguyễn Hải Đăng – quê tại xã Tân Thạch – huyện Châu Thành.

 Gương thanh niên khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt trời tại xã Mỹ Thạnh

Gương thanh niên khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt trời tại xã Mỹ Thạnh

Thực hiện chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, những năm qua, phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế và lập thân, lập nghiệp được đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Giồng Trôm hưởng ứng. Từ đó, ngày càng nhiều đoàn viên thanh niên dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Quy trình nhân nuôi và phóng thích bọ đuôi kìm Chelisoches variegatus

Quy trình nhân nuôi và phóng thích bọ đuôi kìm Chelisoches variegatus

Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt thì tình hình dịch hại trên dừa cũng ngày càng nhiều điển hình như bọ cánh cứng hại dừa, bọ vòi voi… Đa phần nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ hóa học là chủ yếu vì hiệu quả phòng trừ nhanh và tiêu diệt hết các loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên, biện pháp phòng trừ hóa học cũng tiêu diệt một số loài thiên địch như ong ký sinh bọ cánh cứng hại dừa, bọ đuôi kìm… ngoài ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Chính vì thế, mật số thiên địch bọ đuôi kìm ngoài tự nhiên ngày càng giảm không đủ để khống chế bọ cánh cứng hại dừa. Trước vấn đề nan giải này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre tìm ra phương pháp nhân nuôi và phóng thích bọ đuôi kìm ra vườn dừa nhằm mục đích phóng thích trở lại ngoài tự nhiên số lượng bọ đuôi kìm để quản lý tốt bọ cánh cứng hại dừa.