Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Trồng đậu phộng dại trong vườn bưởi da xanh – mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu

Trồng đậu phộng dại trong vườn bưởi da xanh – mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu

Trong những năm qua, điều kiện thời tiết cực đoan, hạn hán kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu và độ mặn tăng cao, bão lũ xảy ra thất thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt các vườn bưởi da xanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, giữ cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác bưởi da xanh bền vững. Cỏ dại giúp giữ ẩm đất trong mùa nắng nhất là trong điều kiện nước mặn xâm nhập thiếu nguồn nước tưới và chống rửa trôi dinh dưỡng, xói mòn đất vào mùa mưa. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bộ rễ cỏ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng tốt, phát triển đa dạng sinh học trong hệ sinh thái vườn. Tuy nhiên, chọn loại cỏ thích hợp để trồng trong vườn là vấn đề hết sức cần thiết. Trong các loại cỏ được chọn, đậu phộng dại là cây cỏ họ đậu có nhiều ưu điểm vì khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển thân, lá nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.

 Chợ Lách chú trọng phát triển cây đầu dòng

Chợ Lách chú trọng phát triển cây đầu dòng

Nghề sản xuất cây giống đã tồn tại trên địa bàn huyện Chợ Lách nhiều thập kỷ qua và đã trở thành lĩnh vực đặc thù của nông nghiệp địa phương. Mỗi năm Chợ Lách cung ứng cho thị trường cả nước trung bình từ 16 đến 18 triệu sản phẩm cây giống các loại. Do đó, việc nông dân xây dựng vườn cây đầu dòng chất lượng là yếu tố quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo ra giá trị bền vững cho thương hiệu cây giống Cái Mơn-Chợ Lách như ngày hôm nay.

Chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch-giải pháp cho năng suất ổn định

Chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch-giải pháp cho năng suất ổn định

Sau vụ mang trái, hiện nay một số vườn sầu riêng ở huyện Châu Thành, Bến Tre có biểu hiện suy kiệt, cháy lá, rụng lá nhiều, cây sinh trưởng kém thậm chí có một số cây bị chết nhất là một số vườn đã bị nhiễm mặn trong mùa khô năm 2015- 2016 vừa qua. Nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời để cây nhanh chóng phục hồi sau thu hoạch thì cây sẽ không đủ sức cho trái năm sau.

Nguy cơ tái phát bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây hại trên lúa vụ Hè Thu 2017

Nguy cơ tái phát bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây hại trên lúa vụ Hè Thu 2017

Hiện nay, vụ lúa Hè Thu 2017 của tỉnh Bến Tre đã xuống giống xong. Lúa đang giai đoạn mạ và đẻ nhánh. So với vụ Hè Thu của những năm trước, năm nay thời tiết khá thuận lợi, mưa đến sớm, mưa đều, đủ nước cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là trong vụ Hè Thu này ở một số tỉnh ĐBSCL đã xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sau nhiều năm  bệnh này đã bị đẩy lùi. Thời điểm hiện tại, một số tỉnh lân cận như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp,... đã và đang thu hoạch lúa Hè Thu sớm nên rầy nâu sẽ di trú đến vùng lúa Hè Thu muộn như tỉnh ta. Điều đáng quan tâm hơn, rầy nâu di trú trong thời điểm hiện nay có tỷ lệ mang mầm bệnh (virus) rất lớn. Do đó, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có khả năng sẽ tái phát gây hại trên trà lúa Hè Thu  của tỉnh Bến Tre trong thời gian sắp tới, vì thế nông dân cần cảnh giác phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn nguồn bệnh lây lan trên diện rộng.

 Quản lý sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp nhân, nuôi, phóng thích ong ký sinh trichogramma sp

Quản lý sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp nhân, nuôi, phóng thích ong ký sinh trichogramma sp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Cây trồng giữ vị trí hàng đầu là lúa, kế đến là rau màu và cây ăn trái. Trong đó, cây ăn trái được xem là thế mạnh của một số địa phương như: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…. Cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre có nhiều tiềm năng để phát triển các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, trong đó bưởi Da xanh là một loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh  đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một trong 12 loại cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu.

 Chợ Lách ứng dụng thành công mô hình sản xuất phân hữu cơ bằng phương pháp thông khí ASP

Chợ Lách ứng dụng thành công mô hình sản xuất phân hữu cơ bằng phương pháp thông khí ASP

Trong thời gian qua, việc sản xuất phân bón hữu cơ từ xác bã thức vật, phân chuồng tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Chợ Lách phát triển mạnh. Tuy nhiên, phương thức sản xuất phân hữu cơ truyền thống của nông dân thường là ủ nổi, ủ chìm kết hợp sử dụng men trichoderma cho phân hủy tự nhiên nên quá trình phân hủy từ bả ủ thành phân hữu cơ tốn nhiều thời gian và công lao động mà chất lượng không được tối ưu và cũng không thể sản xuất với số lượng lớn. Từ thực tế đó, tháng 7/2016 trạm khuyến nông huyện Chợ Lách triển khai phương thức sản xuất phân hữu cơ qui mô hộ gia đình theo phương pháp sử dụng hệ thống thông khí air systems pressure (viết tắt là ASP) nhằm giải quyết các tồn tại trong thời gian qua.

Xây dựng mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh-lúa tại huyện Thạnh Phú

Xây dựng mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh-lúa tại huyện Thạnh Phú

Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình canh tác có hiệu quả cao hơn cho người dân trong vùng có nhu cầu chuyển đổi từ đất trồng trọt có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao thu nhập. Trung tâm Khuyến nông Bến tre tham gia dự án với “Mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh-lúa” có quy mô 20 ha thực hiện tại huyện Thạnh Phú.

Nông nghiệp công nghệ cao-hướng đi tất yếu trong điều kiện biến đổi khí hậu

Nông nghiệp công nghệ cao-hướng đi tất yếu trong điều kiện biến đổi khí hậu

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường-Bộ NN&PTNT: “Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.

Phòng trừ bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa

Phòng trừ bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa

Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sầu riêng rất “khó tính” không chịu được điều kiện khắc nghiệt như hạn, mặn, ngập úng,... do đó sầu riêng chỉ phát triển tốt ở vùng nước ngọt quanh năm. Ngoài ra, sầu riêng thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công nhất là trong mùa mưa. Hiện nay, một số vùng trồng sầu riêng ở huyện Chợ Lách và Châu Thành bị nhiễm bệnh thán thư và bệnh cháy lá chết ngọn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, đưa đến năng suất giảm.

Ông Phạm Văn Nhựt-nhà nông chuyên lai tạo, phục tráng giống lúa giúp bảo tồn đa dạng sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long

Ông Phạm Văn Nhựt-nhà nông chuyên lai tạo, phục tráng giống lúa giúp bảo tồn đa dạng sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long

Người mà chúng tôi để cặp đến trong bài viết này, đó là ông Phạm Văn Nhựt, một nông dân ở ấp 3, xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông là một trong 15 nông dân của khu vực đồng bằng sông Cửu Long được Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long-Trường Đại học Cần Thơ  tôn vinh danh hiệu “Nhà nông lai-chọn giống lúa và bảo tồn đa dạng sinh học” giai đoạn năm 2010-2015.