Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Vùng chuyển đổi với mô hình nuôi tôm càng xanh hiệu quả

Vùng chuyển đổi với mô hình nuôi tôm càng xanh hiệu quả

Trong thời gian qua, một số hộ dân nằm ngoài vùng quy hoạch đã chuyển đổi đất vườn kém hiệu quả sang đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bước đầu có lãi. Sau đó là hiện tượng người dân địa phương ồ ạt phá vườn đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng, có hộ thành công nhưng cũng không ít hộ gặp thất bại nặng nề. Để nuôi tôm thẻ chân trắng, người dân nơi đây phải sử dụng giếng khoan lấy nước mặn và điều này sẽ phá vỡ qui hoạch, đồng thời gây tác động xấu đến môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống canh tác chung của người dân địa phương. Tôm thẻ chân trắng tuy có hiệu quả kinh tế cao nhưng dễ xảy ra dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại có thể lên đến 100%, nên đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về vốn, kỹ thuật và nhất là hệ thống thủy lợi cấp thoát nước tốt thì mới đảm bảo phát triển bền vững. Việc phát triển nhanh khi chưa được đầu tư đồng bộ chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai. Vậy cần chọn đối tượng thủy sản nuôi nào để thay thế con tôm thẻ chân trắng ở những địa phương này trong thời điểm hiện tại?

Sử dụng phân hữu cơ trên vườn bưởi da xanh-giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Sử dụng phân hữu cơ trên vườn bưởi da xanh-giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Từ rất lâu, nông dân đã biết sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng nhưng từ khi nguồn phân hóa học tràn lan trên thị trường, nông dân chỉ quan tâm bón phân hóa học mà bỏ quên phân hữu cơ-một nguồn dinh dưỡng bền vững cho cây trồng. Trong thời gian gần đây, khuynh hướng “hữu cơ hoá” trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân đã “quay về” nền canh tác cổ truyền sử dụng phân hữu cơ và đã thấy được hiệu quả phân hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn trái rõ rệt đặc biệt là trên cây bưởi Da xanh.

 Sử dụng nước giếng tại Bến Tre tưới cho cây trồng, nên hay không?

Sử dụng nước giếng tại Bến Tre tưới cho cây trồng, nên hay không?

Năm 2016, hạn-mặn diễn ra khốc liệt ở trên địa bàn vùng ĐBSCL làm hàng chục nghìn ha lúa vụ Đông Xuân bị mất trắng, nhiều khu vực sản xuất cây ăn quả cũng bị thiệt hại nặng nề và có thể mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại như ban đầu. Phòng chống và giảm thiểu thiệt hại, thậm chí là sống chung với hạn-mặn chắc chắn là những vấn đề quan trọng mà ngành nông nghiệp nói riêng và cả nước nói chung sẽ hết sức quan tâm trong thời gian tới; trong đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm có thể chủ động hơn trong việc ứng phó với hạn-mặn, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại  là hết sức cấp thiết.

Phòng trừ sâu hại trên đậu móng chim

Phòng trừ sâu hại trên đậu móng chim

Đậu móng chim là cây rau họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao, ăn ngon, dễ trồng và cho trái liên tục trong thời gian dài. Mặc dù, so với các loại rau khác, đậu móng chim ít sâu bệnh hơn song sâu đục trái và rầy mềm là hai đối tượng dịch hại gây hại phổ biến, nhất là giai đoạn trái.

Hoạt động quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh trong nuôi thủy sản ở Bến Tre – Hiện trạng và giải pháp

Hoạt động quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh trong nuôi thủy sản ở Bến Tre – Hiện trạng và giải pháp

Sau thành công vượt xa mong đợi của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp do Trung tâm Khuyến ngư - nay là Trung tâm Khuyến nông thực hiện vào năm 2000, phong trào nuôi tôm trong tỉnh bắt đầu phát triển mạnh. Diện tích nuôi ở các huyện ven biển liên tục mở rộng, mật độ và diện tích cũng tăng lên không ngừng đã đặt ra yêu cầu cấp bách về quản lý mà đặc biệt là quản lý môi trường. Vì vậy từ giữa năm 2003, hoạt động quan trắc môi trường , cảnh báo dịch bệnh trong nuôi thủy sản bắt đầu được triển khai thực hiện, đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển bền vững phong trào nuôi.

Có một mô hình tân tiến ứng phó nước xâm nhập mặn

Có một mô hình tân tiến ứng phó nước xâm nhập mặn

Trong bất cứ ngành nghề nào muốn thực hiện có hiệu quả cao đều phải có kiến thức sâu rộng về ngành nghề đó. Và, nghề làm vườn cũng không khác. Anh kỹ sư cơ khí Nguyễn Thanh Phương ở ấp Hòa Thạnh, xã Lương Hòa (Giồng Trôm) hiểu rõ quy luật tất yếu đó nên anh mạnh dạn “hạ” hết hàng mấy trăm cây dừa lão trên mảnh đất 7.000m2 của mình để trồng bưởi da xanh. Trong đó anh trồng xen dừa xiêm xanh, đu đủ theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Song trước hết anh đã thiết kế hệ thống tưới tiêu nhằm ứng phó nước xâm nhập mặn vào mùa khô khá hoàn chỉnh.

Tìm về cây lúa hữu cơ

Tìm về cây lúa hữu cơ

Vốn là dân thuần nông, lại sống thuộc vùng huyện biển Bến Tre, nên tôi rất rõ về những trăn trở bức xúc về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Gần đây được xem một ký sự trên sóng (VTV), gồm nhiều diễn giả bàn về vấn đề này, như ông Nguyễn Văn Bánh (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long), ông Võ Tòng Xuân (Hội đồng Sáng lập và Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ), cùng chuyên gia (Bộ NN&PTNT). Nội dung phân tích về sự loay hoay giữa hai vùng mặn ngọt, như đắp đê ngăn mặn, hiện trạng sản xuất nông nghiệp chung, qua đó lại nhân lên ý tưởng của tôi. Rõ ràng trong tái cơ cấu, thì then chốt là xoáy vào tính hiệu quả kinh tế, về điều kiện phù hợp của từng vùng. Cần nhìn được những điểm mạnh yếu ở đầu ra sản phẩm, cùng những nút thắt trói buộc không còn phù hợp. Hơn nữa cần một tư duy đổi mới, nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp mang tính căng cơ bền vững. Câu chuyện mà tôi đề cập chỉ phù hợp với những ai tha thiết, về một (hệ đệm sinh thái mãng xanh), bước đầu tham khảo nghiên cứu ra thực tiễn sản xuất. Phù hợp riêng vùng cực nam miền tây hay các nông trường lúa, các vùng ven biển xâm nhập mặn cao. Ngay đến các nhà đầu tư về nông nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như  Hà Lan,….

Điển hình gương thương binh sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền

Điển hình gương thương binh sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền

Một thời cầm súng chiến đấu vì độc lập dân tộc, khi đất nước hòa bình, trở về với cuộc sống đời thường, nhiều người lính đã phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Tại ấp Hưng Chánh, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tấm gương thương binh hạng 3/4 Võ Thành Long là một điển hình.

 Phục hồi vườn bưởi da xanh sau thu hoạch

Phục hồi vườn bưởi da xanh sau thu hoạch

Trong dịp Tết Nguyên Đán 2017 vừa qua, nông dân trồng bưởi da xanh rất phấn khởi vì đa số các vườn bưởi Da xanh đã đạt được một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, trãi qua một vụ mang trĩu quả, nếu không có biện pháp chăm sóc đúng mức để cây hồi phục sức khoẻ sẽ đưa đến tình trạng cây bị suy kiệt, không đủ sức cho trái vụ sau. Vì thế, nông dân cần quan tâm bồi dưỡng để vườn bưởi phục hồi tốt sau thu hoạch. Sau đây là một số biện pháp nông dân cần chú ý để phục hồi vườn bưởi:

Hiệu quả mô hình “Thâm canh tổng hợp nhãn Ido” tại Long Hòa, huyện Bình Đại

Hiệu quả mô hình “Thâm canh tổng hợp nhãn Ido” tại Long Hòa, huyện Bình Đại

Hiện nay, vùng trồng nhãn bị ảnh hưởng lớn bởi bệnh chổi rồng và giá cả bấp bênh của nhãn tiêu da bò làm giảm thu nhập của nông dân. Nhãn Ido là giống nhãn có sức sinh trưởng mạnh cho năng suất cao và chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt ít bị nhiễm bệnh chổi rồng. Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình “Thâm canh tổng hợp nhãn Ido” đạt hiệu quả cao đã khai thác tốt tiềm năng năng suất và chất lượng cây nhãn Ido; góp phần tăng thu nhập cho người dân.