Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Nhiều vườn cây khôi phục sau hạn mặn

Nhiều vườn cây khôi phục sau hạn mặn

Trong đợt hạn mặn gay gắt đầu năm 2016, ngoài thiệt hại về cây lúa, rau màu, cây giống thì nhiều diện tích cây ăn trái của huyện Mỏ Cày Bắc bị ảnh hưởng, làm giảm năng suất đáng kể. Trong khi các loại cây trồng ngắn ngày sẽ được trồng mới, thì quá trình khôi phục vườn cây ăn trái phải mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà nông vẫn có “bí kíp”  để vườn cây khôi phục lại và cho năng suất cao.

 Nghiên cứu phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre

Nghiên cứu phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh nằm trong khu vực đồng Bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái trong đó có bưởi da xanh. Mặc khác, bưởi da xanh Bến Tre là loại trái cây được người tiêu dùng ưa thích và mang lại thu nhập cao cho người nông dân, góp phần đáng kể vào kinh tế xã hội của tỉnh. Thấy được cơ hội và lợi thế từ việc trồng bưởi da xanh, tỉnh Bến Tre đã nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại cây trồng này, trong đó có Chương trình “Phát triển trồng mới 4.000 ha bưởi da xanh”. Nhiều tỉnh khác như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương cũng đầu tư phát triển diện tích trồng bưởi da xanh.

 Nghiệm thu đề tài “Đánh giá trình độ công nghệ của các ngành chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Nghiệm thu đề tài “Đánh giá trình độ công nghệ của các ngành chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Trong sản xuất kinh doanh, sự tụt hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo sản phẩm chất lượng thấp, không ổn định, giá thành cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế trên đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ tức là thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến, hiệu quả hơn nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường.

Nâng cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bến Tre

Nâng cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bến Tre

Qua nhiều lần Đại hội, Đảng ta luôn xem trọng giáo dục-đào tạo và coi đây là quốc sách hàng đầu. Năm 2013, Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Xác định công tác chăm sóc giáo dục trẻ là chăm lo cho những chủ nhân tương lai của đất nước, những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu trong đó có đề tài “Nâng cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bến Tre” do PGS.TS Đỗ Hạnh Nga-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích khảo sát thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) tỉnh Bến Tre. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non và xây dựng một bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên phù hợp với yêu cầu của chương trình mầm non mới 2009 và được ứng dụng cho các trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Hướng đi mới cho nông dân trồng dừa tại Bến Tre

Hướng đi mới cho nông dân trồng dừa tại Bến Tre

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của trái dừa Bến Tre, tận dụng có hiệu quả lượng phân chuồng phong phú tại địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trên thế giới, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, Trạm Khuyến nông Mỏ Cày Nam phối hợp với công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới cùng với chính quyền địa phương xây dựng chuỗi sản xuất dừa hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật, Mỹ và EU tại các xã An Định, An Thới, Tân Trung, Ngãi Đăng, Thành Thới A và Hương Mỹ với tổng diện tích khoảng 2.500 ha.

 Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống sản xuất giống hoa kiểng ở Bến Tre

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống sản xuất giống hoa kiểng ở Bến Tre

Kỹ thuật nuôi cấy mô đã được ứng dụng rộng rãi tại một số nước trong khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành hoa kiểng. Chẳng hạn, Thái Lan đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để đưa hoa phong lan Thái ra thị trường thế giới, mang về nguồn thu đáng kể. Trong khi đó, ở ĐBSCL, việc sử dụng cây giống nuôi cấy mô vẫn còn khá xa lạ với nông dân. Phần lớn nông dân trồng hoa theo cách gieo hạt hoặc ngắt chồi giâm. Ở Bến Tre, ngay cả đối với các giống hoa quen thuộc như: Dã yên thảo, dừa cạn, vạn thọ... được trồng nhiều vẫn phải nhập hạt giống từ nước ngoài. Nếu không chủ động nghiên cứu, sản xuất giống sẽ xảy ra tình trạng lệ thuộc về giống.

 Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ương nuôi nghêu giống ở Bến Tre

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ương nuôi nghêu giống ở Bến Tre

Bến Tre là một trong những tỉnh Nam bộ có nguồn nghêu giống phân bố và sản lượng thu hoạch nghêu thương phẩm thuộc hàng cao nhất, đây là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh trong thời gian qua với thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Nghề nuôi nghêu thương phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giống tự nhiên. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao đã làm nghêu chết hàng loạt dẫn đến hệ quả lượng nghêu giống ngoài tự nhiên cũng giảm dần. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hàng năm và khả năng tái tạo quần đàn tự nhiên. Nhằm khắc phục tình trạng này và gia tăng tỷ lệ sống ngoài bãi nuôi cần thực hiện giai đoạn ương từ nghêu giống cấp I lên nghêu giống cấp II trước khi đưa ra bãi nuôi thương phẩm. Việc ương nuôi này cần áp dụng một số biện pháp sau: 

 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Bến Tre tổ chức hội thảo hoa kiểng tại huyện Chợ Lách

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Bến Tre tổ chức hội thảo hoa kiểng tại huyện Chợ Lách

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre gồm có 04 phòng chuyên môn trong đó có Khu ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Mặc dù mới đưa vào hoạt động cuối năm 2015, với diện tích gần 30 ngàn m2, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, nhân sự còn mỏng nhưng Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn đạt những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Cụ thể, Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn đã sản xuất, cung cấp nhiều loại cây giống, hoa kiểng bằng phương pháp nuôi cấy mô; trồng thành công cà chua picota trong nhà màng bằng công nghệ tưới nhỏ giọt,…

 Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Với nội dung hoàn thiện, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông thủy hải sản của tỉnh theo hướng nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đổi mới công nghệ chế biến; giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Đó là mục tiêu Kế hoạch của Sở KH&CN thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/8/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 đã được Giám đốc Sở ký ban hành vào ngày 01/11/2016.

 Nông dân Nguyễn Văn Nhịn thoát nghèo nhờ chăn nuôi giỏi

Nông dân Nguyễn Văn Nhịn thoát nghèo nhờ chăn nuôi giỏi

Anh Nguyễn Văn Nhịn 46 tuổi, ngụ ấp 5, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2009. Đến nay anh đã mở rộng quy mô chăn nuôi lên 60 con heo và 1.400 con gà. Hơn 7 năm kinh nghiệm cũng như được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương, dần dần anh tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả. Từ nghèo khó gia đình anh đã ổn định kinh tế, xây dựng được cơ ngơi khang trang, con cái được học hành đến nơi, đến chốn.