Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

 Triệu chứng nứt trái trên cây có múi – Biện pháp phòng trừ

Triệu chứng nứt trái trên cây có múi – Biện pháp phòng trừ

Qua mùa khô 2015-2016, các vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng mặn, sinh trưởng kém, trong đó đáng quan tâm nhất là triệu chứng nứt trái trên cây có múi nhưng phổ biến trên bưởi Da xanh làm trái bị nứt, rụng sớm, đưa đến giảm năng suất và chất lượng trái nghiêm trọng. Để phòng ngừa hiện tượng nứt trái, nông dân cần nhận biết triệu chứng nứt, xác định nguyên nhân, từ đó mới có biện pháp phòng trừ hợp lý.

 Nghiên cứu thành công quy trình sản xuất rượu Linh Chi từ rượu nền truyền thống

Nghiên cứu thành công quy trình sản xuất rượu Linh Chi từ rượu nền truyền thống

Ở Việt Nam, rượu cổ truyền từ lâu đã là niềm tự hào và không chỉ được biết đến vì hương vị độc đáo, đặc trưng của nó, mà thông qua cách thưởng thức rượu cổ truyền của địa phương có thể tìm về cội nguồn văn hóa của địa phương ấy. Riêng đối với Bến Tre, rượu truyền thống có mặt trên thị trường như: rượu Phú Lễ Ba Tri, rượu Bình Phú, rượu dừa Phong Vân. Hầu hết các sản phẩm rượu mùi ở Bến Tre đều được phối chế cồn kết hợp với phụ gia thực vật như chuối hột, sơ ri, dừa. Các loại trái cây này có vai trò điều vị nhưng hoạt tính bổ sung vào rượu vẫn chưa cao. Ngoài các sản phẩm rượu từ các làng nghề truyền thống có chất lượng cao, phần lớn các sản phẩm rượu khác do người dân tự mày mò để nấu. Do việc thực hành sản xuất là thủ công, lạc hậu, thiết bị sản xuất thô sơ nên rượu được sản xuất ra có rất nhiều tạp chất độc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng và không đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Giống nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao

Giống nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao

Toàn huyện Bình Đại có hơn 1.810 ha trồng nhãn, gồm tiêu quế, xuồng  cơm vàng và Idor, chiếm 75% diện tích cây ăn trái toàn huyện. Tập trung tại các xã: Tam Hiệp, Long Hòa, Long Định, Châu Hưng, Vang Quới Đông.

Phục tráng thành công các giống chuối tại Bến Tre

Phục tráng thành công các giống chuối tại Bến Tre

Bến Tre có diện tích trồng chuối khá lớn so với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, các giống chuối hiện nay đang dần bị thoái hóa do việc trồng tách chiết từ cây mẹ với hệ số nhân giống khá thấp từ một cây mẹ chỉ thu được khoảng 5-10 cây con trong một năm. Qua các lần nhân giống thủ công, các giống chuối đang dần mất đi các tính trạnh nổi trội cũng như chất lượng trái, cây dễ bị sâu bệnh tấn công. Năng suất tối đa tại một số vườn chuối lớn trong tỉnh Bến Tre chỉ đạt từ 20-25 tấn/ha.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt hiệu quả

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt hiệu quả

Dự án AMD (Adaptation to climate change in the Mekong Delta) hay còn gọi là dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL với mục tiêu giúp cộng đồng và các tổ chức thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập thông qua các hoạt động kinh tế. Trong năm 2015, từ nguồn vốn tài trợ của dự án AMD, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh tại 04 xã An Ngãi Tây, An Hiệp, An Đức, huyện Ba Tri; và xã Thạnh Trị thuộc huyện Bình Đại với diện tích mỗi hộ 3.000 m2 .

 Công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch

Công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch

Ở Bến Tre, đa số nông dân thu hoạch và bán trái cây theo tập quán xưa cũ, không qua một quy trình công nghệ bảo quản nào. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế. Trong xu thế hiện nay, để mở rộng thị trường kinh doanh cũng như xuất khẩu trái cây đặc sản của tỉnh (dừa, măng cụt, xoài,…) sang các nước khác thì đòi hỏi phải có quy trình bảo quản trái cây sao cho đảm bảo về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Đây cũng là một trong những vấn đề then chốt mà các doanh nghiệp thu mua cũng như nhà vườn quan tâm.

Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm

Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm

Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Một số vấn đề cần quan tâm trong thâm canh dừa hiện nay

Một số vấn đề cần quan tâm trong thâm canh dừa hiện nay

Dừa được mệnh danh là “Cây của đời sống” vì dừa là cây thực phẩm, cây công nghiệp, nó cung cấp cho con người nguồn thực phẩm, nước uống giải khát, là nguyên liệu quan trọng cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm, vật liệu tiêu dùng…

Phòng trừ bọ phấn trắng gây hại trên cà tím

Phòng trừ bọ phấn trắng gây hại trên cà tím

Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius) là một trong những loài sâu hại chính gây hại trên nhiều loài cây trồng đặc biệt là cây họ cà, chúng không chỉ chích hút các chất dinh dưỡng của cây mà còn là môi giới truyền bệnh virus.

 Giồng Trôm khôi phục vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Giồng Trôm khôi phục vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Sau hơn 5 tháng bị ảnh hưởng bởi thiên tai hạn mặn, hiện tại người dân huyện Giồng Trôm nói chung và người nông dân trồng cây ăn trái nói riêng đang cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai và vun trồng những lứa cây mới.