Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

 Rơm cuộn không gây bệnh sẩy thai trên bò

Rơm cuộn không gây bệnh sẩy thai trên bò

Trong thời gian qua nắng nóng và mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đặc biệt là nguồn thức ăn khô xanh ngày càng cạn kiệt. Hiện nay, giải pháp rơm cuộn đã khắc phục tình trạng thiếu hụt thức ăn cho bò. Tuy nhiên, thời gian gần đây tại huyện Ba Tri đã có một vài dư luận xoay quanh vấn đề chất lượng rơm cuộn có ảnh hưởng đến bệnh sinh sản trong chăn nuôi bò.

Ong ký sinh kiểm soát sâu đục trái bưởi - Biện pháp sinh học đầy triển vọng

Ong ký sinh kiểm soát sâu đục trái bưởi - Biện pháp sinh học đầy triển vọng

Hiện nay, diện tích bưởi da xanh ngày càng mở rộng vì hiệu quả kinh tế  từ cây bưởi mang lại không nhỏ, nếu không muốn nói là cao nhất, nhì trong các loại cây ăn trái. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc canh tác cây bưởi đã gặp nhiều khó khăn do sự xuất hiện và gây hại của sâu đục trái. Sâu đục trái bưởi là một đối tượng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến năng suất bưởi. Hiện nay, mức độ nhiễm loài sâu này trên vườn đang lây lan rất nhanh. Nông dân đang lúng túng trong quản lý loài sâu hại này, chủ yếu là phun thuốc hoá học một cách tự phát, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, chưa kể đến dư lượng thuốc tồn dư trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, đây là loài sâu gây hại bên trong trái nên việc phun thuốc thường kém hiệu quả nếu không phát hiện sớm. Trước thực trạng đó, biện pháp sinh học là hướng đi cần thiết. Trong năm 2015, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre đã thực hiện việc nhân nuôi và thả ong ký sinh để kiểm soát sâu đục trái bưởi.

Chợ Lách, giải pháp hạn chế thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi do mặn xâm nhập

Chợ Lách, giải pháp hạn chế thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi do mặn xâm nhập

Huyện Chợ Lách có hơn 11 ngàn héc ta diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng cây ăn trái có hơn 8 ngàn 400 héc ta; 622 héc ta diện tích đất sản xuất cây giống; 220 héc ta diện tích đất sản xuất hoa kiểng, còn lại nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, cùng với kinh nghiệm trong sản xuất mỗi năm sản lượng về cây ăn trái và cây giống - hoa kiểng các loại đều tăng. Năm 2015, sản lượng trái cây toàn huyện đạt hơn 113 ngàn tấn; cây giống đạt 17,2 triệu sản phẩm và 11,5 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại, mang về nguồn doanh thu lớn cho nông dân, từ đó đời sống nông dân càng phát triển.

Hạn, mặn kéo dài gây thiệt hại trên 54 tỷ đồng

Hạn, mặn kéo dài gây thiệt hại trên 54 tỷ đồng

Từ đầu năm 2016 đến nay, hiện tượng El Nino đã gây ra khô hạn, tăng mặn và nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, đã làm thiệt hại trên 54 tỉ đồng Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại hơn 8 tỷ đồng (Trong báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Huyện ủy Quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2016), lĩnh vực thủy sản thiệt hại hơn 45 tỉ đồng (Trong báo cáo phục vụ buổi làm việc của Lãnh đạo huyện ủy Bình Đại với Ủy ban nhân huyện và các thành viên Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản huyện để bàn giải pháp hạn chế thiệt hại trên thủy sản từ đầu vụ đến tháng 3/2016). Riêng cây ăn trái tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp như lúa, rau màu và thủy sản, nhưng hiện tượng kéo dài đã làm giảm năng suất sau thu hoạch, cây bị khô lá, rụng trái non. 3 tháng đầu năm, sản lượng cây ăn trái thu hoạch đã giảm 3,5% so với cùng kì năm 2015.

 Mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng đến đời sống người dân Chợ Lách

Mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng đến đời sống người dân Chợ Lách

Chợ Lách vốn được mệnh danh là vùng vương quốc cây giống - hoa kiểng, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, phù sa bồi đắp nước ngọt quanh năm thuận lợi cho trồng cây ăn trái đặc sản. Tuy nhiên thời gian qua do ảnh hưởng biến đổi khí hậu (nước mặn xâm nhập) làm cho đời sống người dân vùng cây ăn trái Chợ Lách gặp nhiều khó khăn.

Thích ứng với hạn, xâm nhập mặn ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống cho người dân

Thích ứng với hạn, xâm nhập mặn ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống cho người dân

Hơn 3 tháng nay, nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập diễn biến gay gắt, chưa từng có trong lịch sử tại huyện Bình Đại đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và khan hiếm nguồn nước cho tiêu dùng, sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương, khiến nhiều hộ gia đình trắng tay sau một vụ mùa. Lúa, rau màu bị chết non, cây ăn trái chịu mặn kém bị vàng lá, héo lá, rụng trái, rồi chết khô chỉ sau vài ngày. Những vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn ít thì trái đèo đẹt, không lớn hoặc giảm năng suất. Người dân một số khu vực thì sử dụng nước mặn trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, lúa bị thiệt hại ước tính hơn 7,4 tỷ đồng, rau màu thiệt hại khoảng 1,764 tỷ đồng, sản lượng cây ăn trái giảm gần 4% so với cùng kì.   

Ứng phó xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản

Ứng phó xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản

Những tháng đầu năm 2016, thời tiết diễn biến khá phức tạp, nắng nóng kéo dài và độ mặn tăng cao xâm nhập sâu vào khu vực vùng ngọt hóa làm cho môi trường nuôi biến động gây gia tăng mức độ thiệt hại của các vùng nuôi thủy sản tập trung.

 Giồng Trôm nỗ lực ứng phó, thích nghi với hạn mặn

Giồng Trôm nỗ lực ứng phó, thích nghi với hạn mặn

Theo đánh giá, kể từ tháng 3/2016, tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ bước vào cao điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Do vậy, công tác ứng phó đang được các ngành, các cấp của huyện Giồng Trôm đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện.

Giồng Trôm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng phù hợp

Giồng Trôm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thời gian qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ ở huyện Giồng Trôm đã góp phần nâng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân. Từ kết quả đạt được này, huyện xác định sẽ từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động; tăng cường công tác quản lý nhà nước về cây giống, đưa các loại giống mới có chất lượng, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung phát triển diện tích cây bưởi da xanh, cây có múi, rau màu… thay thế những cây trồng kém hiệu quả, nâng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

 

Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt

Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt

Sản xuất trồng trọt năm 2016 của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2015-2016, lâu dài làm cho đất lúa bị nhiễm mặn khó cải tạo. Diện tích lúa Đông Xuân 2015-2016 của tỉnh Bến Tre gieo sạ 14.710 ha, nhưng tính đến ngày 18/2/2016 đã có 10.049 ha lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, trong đó mất trắng 4.190 ha và con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Điều đáng quan tâm nhất, mặn có khả năng  xâm nhiễm đến vùng cây ăn trái ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, nguy cơ giảm năng suất, sản lượng trái cây là điều khó tránh khỏi, thâm chí có thể làm chết cây nếu mặn tiếp tục xẫm nhiễm sâu và kéo dài.