Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo

Nông dân trẻ thành công với ý tưởng chế tạo thành công máy sấy bánh phồng

Nông dân trẻ thành công với ý tưởng chế tạo thành công máy sấy bánh phồng

Bánh phồng Sơn Đốc là đặc sản của xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm (Bến Tre). Bánh rất thơm ngon dùng làm quà biếu. Để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, những người làm bánh nơi đây đã tạo ra nhiều loại bánh mang hương vị khác nhau. Bánh ngày càng được thị trường ưa chuộng, sản lượng cung ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là bánh phồng mì dán chuối. Tuy nhiên, việc làm bánh phải phụ thuộc vào thời tiết, phải có nắng mới phơi được bánh, nên sản phẩm làm ra không nhiều. Thấy được cái khó của nghề làm bánh, anh Cao Minh Tấn-một cơ sở làm bánh nơi đây đã mài mò học hỏi, nghiên cứu và thực hiện thành công ý tưởng làm máy sấy bánh phồng, mỗi ngày sấy hàng ngàn chiếc bánh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Khởi nghiệp bằng cây kềm cắt móng 3 mang

Khởi nghiệp bằng cây kềm cắt móng 3 mang

Anh Tô Văn Sơn, sinh năm 1969, ở ấp An Thuận B, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre; sinh ra trong một gia đình nghèo, có 8 anh chị em, gần như không đất đai, không tài sản. Cha mẹ mất sớm, anh nghỉ học khi hết lớp 8, các anh chị em phải bươn chải làm công, ai mướn chi làm nấy.

 Gáo dừa ốp lát tường-sản phẩm mới của Bến Tre

Gáo dừa ốp lát tường-sản phẩm mới của Bến Tre

Hiện nay các nước văn minh như Nhật, Nga, Mỹ… sản phẩm trang trí nội thất bằng gáo dừa để ốp lát tường đang rất được ưa chuộng. Ngoài tính thẩm mỹ, lạ mắt, thời trang độc đáo, nó còn có đặc tính lâu bền. Đặc biệt hơn, loại sản phẩm này có khả năng lọc ẩm, lọc khí độc rất cao. Anh kỹ sư Nguyễn Nhật Luân chủ Cơ sở Thủ công mỹ nghệ Mộc Lan ở ấp 1, xã Hưng Nhượng (Giồng Trôm) nắm bắt được những yếu tố ưu việt đó nên đã quyết định mở cơ sở sản xuất loại sản phẩm này.

 Dừa in chữ

Dừa in chữ

Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất nước với trên 68.000 ha, sản lượng trên 562 triệu trái, chiếm 40% tổng sản lượng dừa cả nước. Riêng tại huyện Châu Thành, có trên 7.000 ha vườn dừa, và được trồng phân bổ khắp trên 22 xã, thị trấn. Từ lâu, cây dừa đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng, huyện Châu Thành nói chung. Trong đó, không thể không kể đến người thanh niên sáng tạo nên “trái dừa biết nói” với những lời chúc phúc rất độc đáo đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Đó chính là anh Huỳnh Thanh Tâm, ấp Phú Nhơn, thị trấn Châu Thành đã tạo hình thành công trên trái dừa xiêm.

 Mô hình đắp đập trữ nước ngọt đối phó hạn mặn trong vườn bưởi da xanh

Mô hình đắp đập trữ nước ngọt đối phó hạn mặn trong vườn bưởi da xanh

Anh Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1961 hiện ngụ tại ấp 5, xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm, là một nông dân sản xuất giỏi. Nơi đây, hàng năm nước mặn xâm nhiễm sớm, thường kéo dài 3-4 tháng do ảnh hưởng nguồn nước từ sông Tiền, kênh Chẹt Sậy đổ vào.

 Năm dậu nói chuyện nuôi gà an toàn sinh học

Năm dậu nói chuyện nuôi gà an toàn sinh học

Từ xa xưa, trong mỗi gia đình đều nuôi dăm ba con gà để ăn cơm đổ. Tuy nhiêu, ngày nay, nuôi gà đã trở thành một hướng đi mới, giúp nhiều nông dân làm giàu. Nuôi gà không chỉ đơn thuần cung cấp thức ăn trong gia đình mà đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương với những vùng nuôi tập trung; hướng đến chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường.

Kinh nghiệm khởi nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp

Kinh nghiệm khởi nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp

Trong khuôn khổ hội thảo “Giải pháp hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân – đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp”, cùng ngày, nhiều chuyên gia, nhà doanh nghiệp đã chia sẻ “Kinh nghiệm khởi nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp” bằng tất cả niềm tâm huyết và sự kỳ vọng.

Mô hình trồng chanh xen vườn dừa cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình trồng chanh xen vườn dừa cho hiệu quả kinh tế cao

Anh Huỳnh Văn Hiếu, ở ấp Giồng Hổ, xã Thới Lai, huyện Bình Đại, là người đi đầu rất thành công với mô hình trồng chanh xen vườn dừa đã và đang đem lại nguồn thu nhập rất cao, có đầu ra luôn ổn định và giải quyết tốt việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn tại địa phương.

Hiệu quả từ mô hình ươm cá nước ngọt trên đất ruộng

Hiệu quả từ mô hình ươm cá nước ngọt trên đất ruộng

Là nông dân ở một địa phương mà người dân chủ yếu làm kinh tế vườn, ruộng, nhưng ông Nghiêm Ngọc Tươi, ngụ Khu phố I, thị trấn Giồng Trôm lại chọn nghề ươm giống làm chủ lực để phát triển kinh tế. Hơn 7 năm qua, mô hình ươm cá giống của ông Tươi đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

 Người cao tuổi xã Tân Thanh tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình

Người cao tuổi xã Tân Thanh tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình

Những năm qua, Hội Người cao tuổi xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm đã tích cực đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi”, phong trào này đã được các Chi hội hưởng ứng tích cực và thu hút nhiều hội viên tham gia, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả của người cao tuổi được biểu dương và nhân rộng.