Cây nhãn

Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch

Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch

Sau vụ trái, đa số các vườn cây ăn trái đều có biểu hiện suy kiệt, cây sinh trưởng kém nhất là đối với cây nhãn bà con thường sử dụng hóa chất Kali Clorat (KCLO3)  kết hợp xiết gốc để xử lý ra hoa nên cây càng dễ bị suy. Nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời để cây nhanh chóng phục hồi sau thu hoạch thì cây sẽ không đủ sức cho trái năm sau.

 Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao

Nhãn được trồng nhiều nhất ở huyện Bình Đại với 1.691 ha, trong đó 1.648 ha cho trái với sản lượng 20.975 tấn (năm 2017). Đây là một trong bốn loại trái cây có diện tích lớn của tỉnh với hơn 4.400 ha, giống chủ lực là nhãn tiêu da bò. Trong những năm vừa qua, vùng chuyên canh nhãn tiêu da bò phải đối mặt với dịch nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng và giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định đã làm cho người trồng nhãn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thu nhập bị giảm sút.

Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre

Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre

Hiện nay cây nhãn đã qua thời kỳ “hoàng kim” nhưng trong tỉnh Bến Tre vẫn còn một số vùng duy trì diện tích chuyên canh nhãn và nông dân đã làm giàu từ cây nhãn. Trong các giống nhãn được trồng, nhãn tiêu da bò (Tiêu Huế) chiếm đa số vì giống nhãn này đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chúng bị nhiễm bệnh chổi rồng khá nặng, đây là một thách thức lớn đối với nông dân trồng nhãn. Để giải quyết khó khăn này, giải pháp giống nhãn có khả năng kháng được bệnh chổi rồng để thay thế là một trong những giải pháp được đưa ra hàng đầu trong quy trình quản lý tổng hợp quản lý bệnh chổi rồng. Trong các giống nhãn đã trồng, giống nhãn xuồng cơm vàng được khuyến cáo thay thế vì trọng lượng trái to, dày cơm, giòn ngon và đặc biệt kháng bệnh chổi rồng tốt, nhưng nhược điểm là năng suất không cao lại rất dễ rụng trái khó xử lý trái nghịch vụ nên nông dân không “mặn mà” với giống nhãn này. Trong thời gian qua, Viện Cây Ăn quả Miền Nam đã lai tạo thành công giống nhãn LĐ11, mang những ưu điểm của giống nhãn tiêu da bò và xuồng cơm vàng và khắc phục được những nhược điểm của hai giống nhãn này. Giống nhãn LĐ11 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép đưa vào sản xuất thử ở các tỉnh vùng ĐBSCL.

Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn

Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn

Bến Tre có diện tích trồng nhãn gần 8.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng nhãn đang bị thu hẹp dần do sự phát triển của bệnh chổi rồng, gây khó khăn không nhỏ cho nông dân trồng nhãn, nhất là các vùng trồng nhãn tiêu quế có tỷ lệ bệnh rất cao.

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Trong thời gian gần đây, giá trái nhãn tăng cao nên nông dân có khuynh hướng chọn cây nhãn là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng.

Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ

Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ

Bọ xít nhãn thuộc họ bọ xít 5 cạnh Pentatomidae, bộ cánh nữa Hemiptera. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút đọt non, cuống bông và trái, làm chết đọt, rụng bông và trái, chết các cành của phát hoa.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn

Nhãn là loại cây ăn trái dễ trồng, mau thu hoạch và có giá trị cao trên thị trường trái tươi nội địa và đặc biệt đối với nhãn sấy xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm gần đây.

Kỹ thuật trồng nhãn

Kỹ thuật trồng nhãn

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Nhãn là cây ưa trảng, nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

Bệnh cháy lá trên cây nhãn

Bệnh cháy lá trên cây nhãn

Bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là các lá già, lá thành thục. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình tròn hoặc gốc cạnh, lan rộng trến phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám nhạt. Giữa vết bệnh và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen là các ổ phân sinh bào tử. Lá bị bệnh vàng khô và rụng.

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng

Hoa bị xoắn vặn, khô cháy, trái non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ, có màu nâu. Vỏ trái bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Trái lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối nâu từ cuống trái sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan dần đến nguyên trái.