Các cây khác

Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon

Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon

Bòn bon là một loại cây ăn trái thuộc họ dâu đất, ra hoa và đậu trái ở thân và cành. Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng phải thoát nước tốt và mực nước mương không được quá gần mặt liếp. Đây được coi là một trong những loại cây ăn trái chậm cho trái nhất, nếu trồng bằng hột có khi phải mất từ 10 đến 15 năm mới ra hoa đậu trái, để rút ngắn thời gian nên chọn cây giống được sản xuất bằng phương pháp vô tính theo hình thức ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ươm từ hột.

Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm

Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm

Hiện nay nông dân đang phát triển diện tích trồng mãng cầu xiêm ghép trên gốc cây bình bát vì gốc cây bình bát có khả năng chịu đựng được môi trường ngập úng, mặn nhất là chịu phèn rất tốt. Mãng cầu xiêm được ghép trên gốc cây bình bát tiếp hợp sinh trưởng, kết trái rất tốt, năng suất cao mà không cần phải chăm sóc nhiều. Vì thế, đối với vùng đất nhiễm phèn, mặn có thể đây là hướng sản xuất thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Sau đây là kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và biện pháp quản lý một số dịch hại phổ biến trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng

Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng

Sapô là loại cây ăn trái dễ trồng, ít kén đất, trái có hương vị ngon. Trước kia, nông dân không “mặn mà” lắm với cây Sapô nhưng thời gian sau này cây Sapô  đã được phát triển trở lại. Giống như những cây trồng khác, Sapô bị nhiều loại dịch hại tấn công, nhất là trong mùa nắng nóng xuất hiện sâu đục cành, sâu đục trái và rệp sáp với mật số cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây Sapô.

 Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ

Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trong mùa mưa dầm liên tục nhiều ngày kết hợp triều cường dễ làm suy kiệt hệ thống rễ cây, đặc biệt nhóm cây có múi có bộ rễ rất “nhát nước” nên thường bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, nông dân cần biết cách chăm sóc vườn cây có múi đúng kỹ thuật để bảo vệ năng suất và tuổi thọ của cây.

Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ

Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ

Đu đủ là loại cây trồng mau thu hoạch, dễ trồng và cũng dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, đu đủ rất mẫn cảm với điều kiện úng nước nên vườn trồng đu đủ nếu không thoát nước tốt, rất dễ nhiễm bệnh làm thất thu năng suất, ảnh hưởng chất lượng trái, thậm chí gây chết cây. Vì thế, để trồng đu đủ năng suất cao, sạch, nông dân cần biết cách quản lý các đối tượng dịch hại theo hướng an toàn. Trong mùa mưa ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển trên đu đủ như bệnh khảm, bệnh cháy lá, bệnh thán thư và bệnh thối rễ.

 Phòng trừ rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại trên cây ổi

Phòng trừ rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại trên cây ổi

Ổi là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái, thường được chọn trồng xen với các loại cây trồng khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Ngày nay, có nhiều giống ổi ngon, có hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, trên cây ổi bị nhiều dịch hại tấn công, hiện nay nhiều vườn ổi đang bị rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

 Phòng trừ sâu bệnh hại cây dâu đầu mùa mưa

Phòng trừ sâu bệnh hại cây dâu đầu mùa mưa

Dâu là loại cây trồng ít kén đất, có tính thích nghi tốt, chịu được hạn nhưng không chịu úng. Bộ rễ dâu thường ăn nông, nên có thể trồng được ở các vùng đất không cần sâu lắm. Hiện nay, có nhiều giống dâu năng suất cao và chất lượng ngon, ngọt như dâu Hạ Châu, dâu xanh Gia bảo,… được trồng xen trong vườn cây ăn trái. Mặc dù cây dâu ít sâu bệnh nguy hiểm, nhưng cũng có một số dịch hại phổ biến, đáng quan tâm như rệp sáp và bệnh thối trái thường xuất hiện nhiều trong mùa nắng chuyển đầu mùa mưa.

 Phòng trừ côn trùng gây hại măng cụt trong mùa nắng

Phòng trừ côn trùng gây hại măng cụt trong mùa nắng

Măng cụt là loại cây ăn trái đa niên, tuổi thọ cao, có thể sống đến 30-40 năm, tuổi cây càng lâu năm thì năng suất càng cao. Trong các loại cây trồng, măng cụt ít sâu bệnh nhất, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay một số loại côn trùng phát sinh gây hại cho măng cụt như bọ trĩ, sâu xếp lá và sâu vẽ bùa, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và giảm giá trị thương phẩm của trái.

Bệnh đốm vi khuẩn đang phát triển và gây hại trên xoài

Bệnh đốm vi khuẩn đang phát triển và gây hại trên xoài

Hiện nay, một số vườn trồng xoài đang gặp phải bệnh đốm vi khuẩn gây nứt trái và từ vết nứt đó ruồi đục trái xâm nhiễm làm rụng trái rất nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái xoài.

Phòng trừ nhóm rệp sáp và nhện đỏ hại đu đủ trong mùa khô

Phòng trừ nhóm rệp sáp và nhện đỏ hại đu đủ trong mùa khô

Đu đủ là loại cây trồng mau cho trái, năng suất cao, dễ tiêu thụ và có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, đu đủ thường được trồng xen trong nhiều vườn cây ăn trái ở giai đoạn kiến thiết cơ bản với chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Mặc dù dễ trồng, nhưng hiện nay trong mùa nắng nóng nhiều nhà vườn trồng đu đủ đang phải đối mặt với nhóm rệp sáp và nhện đỏ phát triển và gây hại trên đu đủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.