Sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, sản xuất

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã xuất hiện nhiều cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp điển hình trong phong trào thi đua, lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Chỉ tính riêng trong 3 năm, từ 2008-2010, toàn tỉnh có hàng trăm sáng kiến cải tiến. Qua bình xét của Ban tổ chức, các đơn vị: huyện Thạnh Phú, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Công ty cổ phần mía đường, Cty Điện lực Bến Tre… đã có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.

 
image                                                       Mài cổ trục ép mía trên máy tiện.

Trong số 9 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú là huyện được ghi nhận có nhiều sáng kiến trong phong trào thi đua yêu nước. Từ năm 2008 đến 2010, có 22 đề tài sáng kiến cải tiến được UBND huyện công nhận và khen thưởng. Các sáng kiến này rãi đều ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiếp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, môi trường… Hầu hết các sáng kiến đã ứng dụng có hiệu quả về vật chất và tinh thần, phát huy tác dụng tại nơi công tác. Trong đó, có một số sáng kiến nổi bật mà chúng tôi đề cập trong phóng sự này.

Đầu tiên, là sáng kiến của lãnh đạo UBND xã An Quy trong việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng xã văn hóa một cách nhanh chóng. Là xã thuần nông với cơ cấu sản xuất chủ yếu là cây lúa xen tôm, cá và phát triển chăn nuôi, lãnh đạo xã An Quy đã thực hiện giải pháp hỗ trợ vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Thông qua các ngân hàng nhà nước và sự hỗ trợ của các ngành hữu quan, bà con được đầu tư vốn để phát triển chăn nuôi gà thả vuờn, bò và thủy sản… Ngoài ra, xã còn vận động hỗ trợ cây con giống cho các hộ dân sản xuất. Từ những mô hình này, mỗi năm, xã An Quy đã giảm từ 2-3% hộ nghèo theo nghị quyết của Đảng ủy đề ra. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã gần 20%, đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 15 triệu đồng, tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2008. Ngoài công tác giảm nghèo, xã An Quy còn tập trung vào công tác xây dựng xã văn hóa. Năm 2009, xã đã phát động nhân dân thực hiện các thiết chế văn hóa một cách sâu rộng. Và chính từ sự đoàn kết trong Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự đồng thuận trong nhân dân, nên chỉ sau hơn một năm phát động, An Quy đã chính thúc được công nhân xã văn hóa vào tháng 4 năm 2011. Trong số các cơ quan, ban ngành, sở VH-TT&DL có 45 đề tài, sáng kiến được công nhận và được Ban tổ chức bình chọn là đơn vị có nhiều sáng kiến nhất. Mặc dù không thể đánh giá về mặt định lượng, nhưng tất cả các sáng kiến mang giá trị nhân văn cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và có tác động tích cực về mặt xã hội. Điển hình là sáng kiến: “Lễ hội hoa đăng trên sông Bến Tre để tri ân các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh trên các dòng sông Bến Tre” của tác giả Trần Ngọc Tam, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bến Tre. Tác giả đã thiết kế hoa đăng bằng mẫu lẵng hoa nổi, và hoa đăng từ các nguyên liệu dừa trong điều kiện không bị tắt khi thả trên sông. Lễ hội hoa đăng trên sông Bến Tre để tri ân các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh trên các dòng sông Bến Tre nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bến Tre Đồng khởi đã thu hút trên 15 ngàn lượt nhân dân tham dự, đặc biệt có sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Với 20 ngàn hoa đăng bằng nguyên liệu dừa và lẳng hoa nổi trên mặt nước, sáng kiến này đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam cấp bằng công nhận đơn vị tổ chức hoa đăng bằng nguyên liệu dừa lớn nhất Việt Nam.

Trong 3 năm 2008-2010, Công ty Cổ phần Mía đường Bến Tre đã tiếp nhận nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tất cả các sáng kiến đều có tính áp dụng cao. Sáng kiến: “Cải tạo thùng chứa Siro Sunfic” của Nguyễn Thanh Vũ, tổ trưởng tổ hóa chất và Lê Điền Trung, Đào Văn Bình, Ngô Xuân Tuấn đã được ứng dụng vào năm 2009. Theo công nghệ của Trung Quôc, thùng chứa Siro Sunfic có dạng hình trụ tròn, đường kính 1,6m, chiều cao 1,6m. Trong công nghệ sản xuất đường mía theo phương pháp sunfic hóa của Trung Quốc thì Siro Sunfic sau khi được xông khí SO2, nó tạo ra rất nhiều bọt khí li ti, những bọt khí này làm cho các bơm ly tâm không thể bơm đi được. Vì thế, để bơm được lượng Siro Sunfic từ công đoạn hóa chế đến công đoạn nấu đường, tổ hóa chế phải phun vào một lượng chất phá bọt gọi là Talosurab, chất này có tác dụng tạo nên sức căng bề mặt của các bọt khí, làm cho chúng vỡ ra, lúc đó, bơm ly tâm mới bơm đi được. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này rất tốn kém do Talosuab có giá thành cao gần 6 USD/kg. Hàng năm Công ty cổ phần mía đường Bến Tre phải sử dụng từ 5-6 kg cho 1 ngàn tấn mía. Tổng chi phí mỗi vụ sản xuất gần 200 triệu đồng. Từ đó, Nguyễn Thanh Vũ và đồng nghiệp đã nghiên cứu cải tạo lại thùng chứa Siro Sunfic. Thùng chứa Siro Sunfic được cải tiến, bên trong được chia thành 3 ngăn, với chiều cao mỗi ngăn 1m. Khi vận hành, Siro Sufic đi trình tự từ ngăn đầu đến ngăn cuối thông qua các co ống phi 200 nối giữa các ngăn rồi mới đi vào ống hút của bơm ly tâm. Tác dụng của vách ngăn và các co nối là tạo cho siro có nhiều bọt khí li ti được đi đến ống hút của bơm bằng một quảng hành trình dài ra nhằm mục đích làm cho các bọt khí này có tỷ trọng nhỏ hơn dung dịch siro và sẽ có thời gian trồi lên mặt dung dịch. Lúc này, nhiều bọt khí li ti sẽ tạo thành khối bọt khí lớn và tự bể ra. Sáng kiến đã được vận dụng trong hơn 2 năm qua và theo tính toán của nhóm tác giả thì nhà máy đã tiết kiệm được 3,5 kg chất phá bọt cho 1 ngàn tấn mía. Với tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm đó là 1 USD bằng 18 ngàn đồng Việt Nam thì tổng số tiền tiết kiệm trong một vụ  gần 78 triệu đồng. Tại phân xưởng cơ khí và sửa chữa, kỹ sư Huỳnh Hữu Dũng cùng các tác giả Đặng Huy Vũ, Lê Thành An đã có 2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật “Chế tạo dụng cụ mài cổ trục ép mía trên máy tiện” và sáng kiến “ Thiết kế, chế tạo giá đỡ hàn nhám trục ép liên tục”. Theo tác giả, trong sản xuất đường mía, các trục ép thường bị trầy sướt ở cổ trục do chịu áp lực cao. Trước đây, giải pháp khắc phục là tiện lại cho hết vết trầy sướt, sau đó, mài lại bằng đá mài, hoặc giấy nhám. Nhược điểm của phương pháp này là làm cho cổ trục ép bị mòn nhanh, tốn nhiều thời gian và độ bóng không cao, bạc trục ép dễ bị mòn, gây trầy sướt, ảnh hưởng đến sản xuất và giảm thời gian sử dụng cốt trục ép. Trong quá trình nghiên cứu, kỹ sư Huỳnh Hữu Dũng đã có sáng kiến mới là thiết kế chế tạo máy mài cổ trục ép mía trên máy tiện. Qua quá trình vận hành, sáng kiến này đã khắc phục được nhược điểm xử lý vết trầy sướt cổ trục ép mía, làm tăng độ bóng bề mặt cổ trục ép, hạn chế bị mài mòn, cháy bạc trục ép, quá trình sản xuất được liên tục và ổn định, kéo dài thời gian sử dụng cốt trục ép, phục hồi các cốt trục ép có cổ trục bị mòn quá giới hạn bằng phương pháp hàn bù đắp và tiết kiệm chi phí thay thế thiết bị. Kỹ sư Huỳnh Hữu Dũng còn có một sáng kiến khác đã và đang áp dụng tại Cty Cổ phần Mía đường Bến Tre. Đó là sáng kiến: “Chế tạo giá đỡ hàn nhám trục ép bằng cách thiết kế, chế tạo bộ khung dẫn động hàn nhám liên tục trục ép mía”. Thay vì sử dụng phương pháp gia công hàn nhám trên máy tiện, tác giả đã thiết kế chế tạo bộ khung dẫn động quay thay cho máy tiện để gá trục ép mía lên hàn nhám. Bộ khung thép để gá đỡ trục ép có 2 gối đỡ bạc thau và dùng động cơ điện giảm tốc 3 pha 1/100-3,5 kW để truyền động quay. Sử dụng bộ biến tần tương thích để điều chỉnh tốc độ quay trục phù hợp với điều kiện hàn nhám. Ưu điểm của phương pháp này là trục ép mía được tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng trên bộ khung dẫn động. Sử dụng trên mặt bằng hẹp trong mùa bão dưỡng. Cơ cấu thiết bị đơn giản, rẽ tiền và tiết kiệm chi phí. Điều chỉnh được tốc độ quay trục, phù hợp với tay nghề của thợ hàn. Cả 2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật này đã làm lợi cho Công ty Cổ phần mía đường Bến Tre khoảng 100 triệu đồng/năm.

Tại Công ty điện lực Bến Tre, kỹ sư Nguyễn Đình Phi Hùng, quản đốc phân xưởng cơ điện của công ty có 2 sáng kiến được ghi nhận. Đó là sáng kiến: “Khắc phục Rotor bị xoắn trục của Starting Motor máy GM 2.100 KW” và sáng kiến: “Khắc phục dao cách ly 24 KV 1 pha và 3 pha sử dụng ở vùng biển bị phóng điện bề mặt sứ”. Hệ thống khởi động máy GM 2.100 KW tại Nhà máy điện Đồng Khởi sử dụng hai Motor khởi động bằng điện 64V. Theo kỹ sư Nguyễn Đình Phi Hùng, trong quá trình trung, đại tu máy, Công ty Điện lực 2 đã cấp mới cho nhà máy ba motor khởi động mới. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, trục Rotor của Motor khởi động được thay sau này không cứng bằng trục cũ nên dẫn đến tình trạng xoắn trục Rotor, làm cho Motor không khởi động được, do kẹt khớp ly hợp. Từ khó khăn đó, trong quá trình nghiên cứu, kỹ sư Nguyễn Đình Phi Hùng, quản đốc phân xưởng cơ điện, công ty Điện lực Bến Tre đã phát minh ra sáng kiến: “Khắc phục Rotor bị xoắn trục của Motor khởi động máy GM 2100 KW” bằng cách tiện bỏ phần răng trượt bị xoắn trên trục Rotor dài 2cm, sâu 1mm, làm cho khớp ly hợp có thể di chuyển dễ dàng trên trục Rotor để đẩy bánh răng chủ động ăn răng với vành răng của bánh đà (Ring gear) để quay máy. Sau khi đưa vào áp dụng, sáng kiến này đã vận hành tốt và làm lợi cho công ty 14.600.000 ngàn đồng. Ngoài ra, kỹ sư Nguyễn Đình Phi Hùng còn có sáng kiến: “Khắc phục dao cách ly 24 KV 1 pha và 3 pha sử dụng ở các huyện vùng ven biển bị phóng điện bề mặt sứ”. Sáng kiến này xuất phát từ tình trạng sứ bị phóng điện do sứ ngắn và hoạt động trong điều kiện sương muối ở các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Tác giả đã nghiên cứu và thay thế dao cách ly 35 KV hoặc thân sứ FCO 3 pha có độ dài dòng rò lớn sau khi đã gia công cơ khí phần đầu sứ cho phù hợp và thuận tiện trong việc thao tác. Qua quá trình sáng chế, các dao cách ly 1 pha gồm 28 cái và 3 pha 2 cái sau khi gia công có thể thay thế các dao cách ly cũ mà không thay đổi kết cấu và khả năng đóng, cắt điện. Khi đưa vào sử dụng, không xảy ra tình trạng phóng điện trên bề mặt sứ do dòng rò dài hơn. Sáng kiến này đã làm lợi cho công ty 57.800.000 đồng.

Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật của các cá nhân, cơ quan, đơn vị đã và đang diễn ra sôi nổi ở Bến Tre, góp phần vào công tác nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ ngày càng có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhiều hơn nữa.

Cao Đẳng

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội nghị triển khai, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
• Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp mặt ngày 8/3 năm 2024
• Sở Khoa học và Công nghệ thăm và tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Mẫn
• Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức vui Tết Trung thu cho các em thiếu nhi năm 2023
• Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre tích cực tham gia hội thi hát quốc ca, công đoàn ca
• Thăm hỏi các gia đình chính sách nhân Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7 năm 2023
• Họp mặt kỷ niệm tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và ngày gia đình Việt Nam 28/6
• Đại hội công đoàn cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2023-2028
• Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2020-2025
• Hội nghị triển khai, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023
• Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp mặt ngày 8/3
• Hội nghị tổng kết Đảng bộ năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 Sở Khoa học và Công nghệ
• Đại hội Đảng viên nhiệm kỳ 2022-2025 chi bộ Tổng hợp
• Đại hội chi bộ Chuyên ngành nhiệm kỳ 2022-2025
• Đại hội chi bộ Trung tâm Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2022-2025