Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT ở Việt Nam

Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và một trong những yếu tố quan trọng là thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade, gọi tắt là hiệp định TBT) của WTO.

 

image      Sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn đã lạc hậu là yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập

 

Khi thực hiện Hiệp định này, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn thách thức: Doanh nghiệp phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như là ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Điều này cần phải có thời gian và các biện pháp thích hợp để khắc phục hạn chế này vì trình độ công nghệ, quản lý và khai thác tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác doanh nghiệp thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp khó có những bước đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình, đặc biệt về chất lượng. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được một phần nếu doanh nghiệp tận dụng khai thác tối đa thông tin từ các cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 

Và các cơ quan Nhà nước cũng gặp phải những khó khăn như phải đảm bảo tính minh bạch trong quá trình soạn thảo ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và các thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Tổ chức ban hành tiêu chuẩn quốc gia phải đảm bảo minh bạch, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng theo quy định của Hiệp định TBT, song để thuận lợi hoá thương mại, tránh phân biệt đối xử Hiệp định TBT khuyếh khích các tổ chức tiêu chuẩn của các nước thành viên chấp nhận tuân thủ quy chế thực hành tốt trong soạn thảo, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn của Hiệp định TBT. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Điều này có nghĩa các quy định của cơ quan Nhà nước không được mâu thuẫn với nhau, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương không được trái với các quy định của cơ quan Nhà nước Trung ương.

Năng lực thông tin còn hạn chế ảnh hưởng tới việc đảm bảo thông tin phục vụ quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khó khăn cuối cùng là thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT (nếu có) giữa Việt Nam và các thành viên khác của WTO.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có những thuận lợi khi thực thi hiệp định này. Được tiến hành sản xuất kinh doanh trong môi trường minh bạch về quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước và nước thành viên WTO cung cấp thông tin về văn bản quản lý kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để làm căn cứ hoạch định và thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình có hiệu quả. Không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng, tránh những ảnh hưởng bất lợi do đối thủ cạnh tranh từ những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử. Thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác đối với kết quả thử nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận và cạnh tranh tốt hơn trên thị trừng quốc tế. Giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT với các nước thành viên WTO.

Còn các cơ quan Nhà nước việc thực hiện Hiệp định TBT góp phần thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính, để việc quản lý có mục tiêu, trọng điểm tránh dàn trải, tránh những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc ra quyết định sẽ minh bạch giúp cho các biện pháp quản lý có tính khả thi cao hơn. Cuối cùng việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về TBT sẽ tốt hơn, qua đó tránh được các hoạt động quản lý chống chéo, trùng lặp ảnh hưởng tới thương mại.

Để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn thách thức, một loạt các giải pháp, nhiệm vụ đã được đề ra với 6 nội dung chính sau: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, nhằm đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam và các yêu cầu của Hiệp định TBT. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước và nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh đối với tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam thông qua việc tăng cường hài hoà tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường hoạt động đánh giá sự phù hợp với văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước và của sản xuất kinh doanh, thuận lợi hoá thương mại. Thành lập Ban liên ngành về TBT nhằm tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc thực thi Hiệp định TBT, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh sau này liên quan đến TBT. Thành lập mạng lưới TBT nhằm thực thi đầy đủ nghĩa vụ minh bạch hoá - một nghĩa vụ quan trọng của Hiệp định TBT, việc thành lập và tổ chức hoạt động của mạng lưới TBT được quy định cụ thể trong Quyết định 114/QĐ-TTg ngày 26/5/2005. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TBT nhằm nâng cao nhận thức về thách thức và cơ hội mà hiệp định TBT mang đến để các bên có liên quan đối phó và tận dụng.

Việc gia nhập WTO và thực thi Hiệp định TBT chứa đựng những thách thức và cả những cơ hội. Tuy nhiên, với việc chủ động đối phó các thách thức trong thời gian qua bằng cách biện pháp cụ thể, chúng ta sẽ đảm bảo thực thi cam kết đối với Hiệp định này và góp phần phát triển sản xuất kinh doanh cũng như đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Theo tcvn.gov.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Ý nghĩa 74 năm ngày đo lường việt nam (20/01/1950-20/01/2024)
• Sự thay đổi khái niệm kilogram và ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ
• Bến Tre đồng hành cùng doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng
• Một số qui định về ghi nhãn hàng hóa
• Đề xuất trao tặng “Giải vàng GTCLQG năm 2019” cho Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
• Kiểm tra, phát hiện 05 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm mã số mã vạch
• Hai doanh nghiệp Bến Tre đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2013
• Kiểm tra nhãn và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014
• Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sau hơn 1 năm thành lập và đi vào hoạt động
• Công tác kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước ở Bến Tre
• Thông tin cảnh báo về “Mũ bảo hiểm bơm hơi” chưa được chứng nhận hợp quy, không sử dụng cho người tham gia giao thông trên mô tô xe máy
• Công nghệ mã số mã vạch
• Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 chu kỳ 2
• Tình hình thực hiện áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND phường 2 - Thị xã Bến Tre
• Vai trò của Đại diện lãnh đạo trong việc điều hành, áp dụng và cải tiến HTQLCL ISO 9001:2000 tại Sở Kế họach và Đầu tư