Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài: Việc cần làm ngay

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã sai lầm khi chỉ biết cố gắng xây dựng cho được thương hiệu mà không biết cách bảo vệ và giữ gìn thương hiệu bằng việc làm chẳng khó khăn gì: đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài. Chuyện chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa không phải là hiếm trên thế giới. Và Việt Nam cũng có không ít các doanh nghiệp bị tổn thất không nhỏ vì nhãn hiệu hàng hóa của mình bị nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Vinataba là một điển hình. Tên thương mại Vinataba đã xuất hiện ở Việt Nam năm 1985 cùng với sự ra đời của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Vinataba được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1990. Đến năm 2001, khi Tổng Công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài và bắt đầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Lúc này mới biết nhãn hiệu Vinataba đã bị công ty Putra Satbat Industry của Indonexia đăng ký tại 13 nước. Trong đó có Lào, Camphuchia, Trung Quốc. Nếu không dành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba không thể xuất khẩu sang các nước mà Putra Satbat đã đăng ký, và thuốc lá Vinataba giả có thể thẩm lậu vào Việt Nam qua các nước làng giềng như Lào, Trung Quốc và Camphuchia. Vinataba không chỉ là sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam mà còn là sản phẩm chủ lực của ngành thuốc lá Việt Nam. Đến nay sau rất nhiều công sức đấu tranh giành lại nhãn hiệu, mới thành công ở Camphuchia.

Bài học của Công ty Vifon Việt Nam là ví dụ thứ hai. Khi xuất hàng sang Mỹ bị ách lại vì đăng ký nhãn hiệu Vifon Nhật Bản. Nhãn hiệu Vifon được đăng ký ở Việt Nam năm 1990, năm 1995 công ty nộp đơn đăng ký tại Balan thì bị từ chối vì đã có Công ty Kim Lân đăng ký nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon. Kim Lân chính là bạn làm ăn của Vifon. Bài học của việc không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài rất nhiều như Bia Sài gòn tại Mỹ và Canada, bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và Châu Âu hay kẹo dừa Bến tre tại Trung Quốc... và chẳng mấy ai có thể ngờ rằng phương pháp sản xuất chả giò rế của người Việt Nam lại bị người Nhật đăng ký bảo hộ độc quyền, mỳ ăn liền lại do người Nga...

Và tranh chấp cũng có thể xảy ra ngay cả khi doanh nghiệp là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ như vụ võng xếp Duy Lợi. Công ty Duy Lợi lại nhận được thư từ một văn phòng luật sư nước ngoài cảnh báo về việc vi phạm giải pháp khung võng xếp của công ty Nhật Bản PCT đã được đăng ký tại Nhật Bản năm trước. PCT đã nộp đơn xin đăng ký giải pháp khung võng xếp tại Mỹ và yêu cầu Duy Lợi chấp dứt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thu hồi sản phẩm. Nhãn hiệu Diana của Việt Nam cũng bị từ chối tại Nga và Trung Quốc...

Tất cả những vụ chiếm đoạt nhãn hiệu trên nhằm mục đích ép chính chủ phải mua lại bản quyền của chính mình với giá cắt cổ. Nếu không, sẽ không xuất khẩu sang những thị trường đã bị chiếm đoạt những nhãn hiệu đó. Những vụ mà những doanh nghiệp mắc phải cũng đã được giải quyết. Nhưng các doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí kiện tụng.

Trong xu thế toàn cầu hóa, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm về kinh tế thị trường nên nhiều kinh nghiệm và một số công ty lại nhiều thủ đoạn về quyền sở hữu trí tuệ. Việt nam là một nước đi sau. Có thể nói chỉ từ năm 2000 trở lại đây, khi liên tục nhiều nhãn hiệu hàng hóa bị chiếm đoạt, doanh nghiệp Việt Nam mới ý thức được mình quá sơ suất với chính nhãn hiệu hàng hóa của mình. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng quan tâm và có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình tại những thị trường có khả năng xuất khẩu. Hãy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các nước có đường biên giới chung dù chưa có ý định xuất khẩu hàng sang đó. Việc làm này vừa có ý nghĩa quảng bá thương hiệu, vừa ngăn chặn sản phẩm giả sẽ từ đó thẩm lậu vào Việt Nam.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và chiến thắng không phải bao giờ cũng mỉm cười với tất cả. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển quyền sở hữu trí tuệ. Làm thế nào để bảo hộ xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả với một chi phí phù hợp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều DN Việt Nam. Về những kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu, đại diện của văn phòng Luật sư Phạm và liên danh cho rằng: Về nguyên tắc, DN có thể đăng ký nhãn hiệu của mình tại bất cứ quốc gia nào. Tuy vậy, đăng ký ở đâu, vào thời điểm nào liên quan chặt chẽ với chiến lược kinh doanh của từng DN.

Luật của đa số quốc gia trên thế giới đều quy định nhãn hiệu chỉ chính thức được bảo hộ sau khi được đăng ký. Việc lựa chọn phương án triển khai sử dụng thương hiệu trước khi nhãn hiệu được đăng ký là mạo hiểm.

MỘT DẠNG TRANH CHẤP HAY XẢY RA

Đối với DN Việt Nam là tranh chấp khi tiêu thụ hàng hóa mang nhãn hiệu. Thông thường, các DN Việt Nam chỉ chú trọng khâu sản xuất còn việc tiêu thụ thường giao phó cho các đại lý, đối tác kinh doanh. Tranh chấp xảy ra khi sản phẩm của DN Việt Nam đã có vị trí ở thị trường nước ngoài và một trong các đại lý, đối tác đó mang nhãn hiệu đi đăng ký bảo hộ rồi quay lại ép giá. Cũng có trường hợp DN sơ suất chỉ đăng ký bảo hộ ở Việt Nam cho một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là kiểu dáng công nghiệp nên bị người khác đăng ký ở nước khác dưới dạng sáng chế, và như vậy đã mất quyền xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước đó (như trường hợp võng xếp Duy Lợi).

Bài học kinh nghiệm qua các vụ tranh chấp này là: DN cần thiết kế chiến lược xây dựng và phát triển quyền ở hữu công nghiệp gắn với chiến lược phát triển chung. Có hệ thống theo dõi để tránh xảy ra và xử lý việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Dựa trên chiến lược này, DN sẽ đưa ra các gải pháp thích hợp khi có tranh chấp xảy ra. Điều mà các DN cần chú ý là phối hợp chặc chẽ với luật sư trong mọi hoạt động từ hoạch định chiến lược phát triển đến các giải pháp cụ thể của từng việc. Sự tham vấn tích cực của luật sư là nhân tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp bởi hội nhập càng sâu, rủi ro càng lớn, tranh chấp càng nhiều.

Một điều tuy nhỏ, nhưng các luật sư muốn nhắc các doanh nghiệp, đó là: cần lưu giữ cẩn thận toàn bộ tài liệu liên quan đến quá trình thiết kế mẫu nhãn hiệu hàng hóa và các ý tuởng thiết kế vì nó rất có ích khi xảy ra tranh chấp.

Theo Tạp chí TC-ĐL-CL

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc