Thực trạng công tác thực thi pháp luật về Sở hữu trí tuệ ở Bến Tre

Ở tỉnh ta việc giải quyết xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ (SHTT) đã và đang phát huy được tính hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các vụ sai phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, tính răn đe chưa cao mà biểu hiện cụ thể là: không xử lý được các vấn đề bồi thường thiệt hại về kinh tế, các vấn đề về hình sự và dân sự khác. Chính tình trạng hành chính hoá các vi phạm về SHTT, xác định ranh giới hành chính và hình sự chưa rõ ràng đã làm giảm hiệu quả phòng và chống tội phạm về SHTT. Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn thủ tục hành chính để xử lý các vụ việc vi phạm về SHTT, né tránh việc đưa nhau ra toà.

Hiện nay, Bến Tre có tới 6 cơ quan thực thi quyền SHTT: Công an, Toà án, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành (Khoa học Công nghệ, văn hoá thông tin, NN&PTNT). Ngoài ra, giải quyết tranh chấp SHTT còn thuộc thẩm quyền của UBND địa phương. Tuy đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng ngành trong lĩnh vực thực thi quyền SHTT, nhưng vẫn tồn tại thực tế là các ngành chức năng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chồng chéo, sự phối hợp liên kết giữa các ngành còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, số vụ việc xử lý các tranh chấp về SHTT ở tỉnh ta qua toà án còn quá ít so với  thực tế, do thủ tục phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian, ... Hơn nữa, tâm lý xã hội về giải quyết tranh chấp thông qua toà án chưa được cải thiện. Năng lực thực thi pháp luật về SHTT nói chung và đội ngũ nhân lực của chúng ta vừa thiếu vừa yếu. Công tác phổ cập, đào tạo về SHTT cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Pháp luật về SHTT còn thiếu tính thống nhất, tản mạn chồng chéo, quy định chung chung. Các văn bản có tính pháp lý cao như Bộ luật hình sự và dân sự chưa quy định đầy đủ về quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả. Các quy định và quy phạm pháp luật dưới luật về quyền SHTT đang nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt là các quy định về xử phạt hành chính như Nghị định 175 trong lĩnh vực thương mại, Nghị định 12 trong lĩnh vực SHCN, Nghị định 31 trong lĩnh vực VHTT... Điều này đang gây không ít khó khăn cho các lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm. Mặt khác, các cơ quan chức năng thực thi pháp luật bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thể chế, đội ngũ thực thi , cơ sở vật chất và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng của các cơ quan, ban ngành.

Các quy định pháp luật về SHTT ở nước ta còn mới, do đó nhận thức xã hội của người dân và Doanh nghiệp còn rất kém, việc phối hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật còn rất hạn chế. Đây là những nguyên nhân dẫn đến công tác đấu tranh chống hàng giả xâm phạm quyền SHTT chưa đạt hiệu qủa cao. Đặc biệt, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa biết quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT phải có sự  phối hợp tham gia của các doanh nghiệp. Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ hàng hoá, thị phần của doanh nghiệp cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền SHTT, quyền của tổ chức, cá nhân liên quan tiếp tục được khẳng định trong Luật SHTT, là vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về SHTT.

Để khắc phục hiện trạng này, Thanh tra Sở KH&CN Bến Tre tham mưu xây dựng Chương trình hành động về: hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006 – 2010 tại địa phương. Chương trình đã có sự liên kết chức năng, nhiệm vụ của 06 ngành: Sở Khoa học Công nghệ, Công an tỉnh, Sở Thương mại Du lịch, Sở Tài chính, Sở Văn hóa Thông tin và Sở Nông nghiệp và PTNT trong lĩnh vực chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng. Chương trình đã được các ngành thống nhất cao, tiếp tục được hoàn chỉnh sớm đưa vào ký kết và triển khai thực hiện, góp phần vào việc đẩy mạnh công tác thực thi quyền SHTT trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
• An Hòa Tây (Ba Tri) hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất lúa hữu cơ
• Công tác thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ
• Tăng cường thanh tra về đo lường, chất lượng hàng hóa dịp Tết Giáp Ngọ 2014
• Thanh tra, kiểm tra đo lường công tơ điện, đồng hồ nước lạnh tại các nhà cho thuê tháng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
• Kết luận thanh tra hành chính đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
• Kết quả thanh tra diện rộng chuyên đề 2012 về khí dầu mỏ hóa lỏng, xăng dầu
• Kết quả thanh tra chuyên đề hàng đóng gói sẵn theo định lượng năm 2009
• 98% website thương mại điện tử Việt Nam phạm luật In
• Xử lý hành vi thiếu trách nhiệm, quan liêu trong giải quyết khiếu nại
• Cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập
• Những nội dung cơ bản của quy chế hoạt động đoàn thanh tra
• Tranh chấp tên miền trùng với tên thương hiệu: Bao giờ mới có hồi kết?
• Tình hình thực hiện Chương trình hành động 168
• Danh sách các cơ sở vi phạm trong năm 2006