Góp phần tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ

Trong năm năm (2001- 2006), với 21 chương trình khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thực hiện, ngoài việc thu lại những kết quả to lớn về hiệu quả kinh tế - xã hội, các chương trình còn đóng góp tích cực vào việc tăng cường tiềm lực KH&CN.

Ở các mức độ khác nhau, trong giai đoạn này, hầu hết các đề tài, dự án đều được trang bị thêm các thiết bị công nghệ, thiết bị đo lường thí nghiệm... để tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo cho các phòng thí nghiệm.

Ngoài ra, các phòng thí nghiệm cũng được tăng cường thiết bị trên cơ sở sử dụng các sản phẩm trung  gian và sản phẩm cuối kỳ của đề tài như: Mô hình chuẩn của các hệ thống SCADA, hệ thống tự động hóa tích hợp, các thiết bị gia công cơ khí, các hệ thống nhận dạng hình ảnh... Tổng kinh phí sử dụng để mua bổ sung thiết bị, máy móc của 10 chương trình KH-CN là 173 tỷ 103 triệu đồng.

Ðáng chú ý, thông qua hợp tác nghiên cứu, trình độ của các cán bộ KH&CN được nâng cao rõ rệt. Cập nhật được các kiến thức hiện đại trên thế giới; đồng thời quá trình hợp tác giữa các cơ quan khoa học, cơ sở sản xuất đã hình thành được sự liên kết bước đầu, tạo sức mạnh tổng hợp về cơ sở vật chất và về nguồn nhân lực trong việc giải quyết các vấn đề lĩnh vực KH&CN.

Ðã có 917 tiến sĩ và 2.605 thạc sĩ được đào tạo thông qua việc nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất và đời sống. Ðây cũng là một kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện các chương trình đề tài và dự án.

Ðồng thời, trong giai đoạn 2001- 2006, phương thức và nội dung hợp tác KH&CN được phát triển đa dạng, không chỉ hạn chế ở việc cử các đơn vị khảo sát, thực tập mà còn tăng cường các hình thức trao đổi tài liệu thông tin, giống cây con, vật mẫu kỹ thuật, tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi chuyên gia hợp tác nghiên cứu theo các chương trình, dự án nghiên cứu chung hình thành các tập thể khoa học, các phòng nghiên cứu hỗn hợp.

Ðến nay đã có 373 đoàn với 1.366 cán bộ Việt Nam đi học tập, trao đổi khoa học với nước ngoài. Các chương trình cũng đã cử cán bộ tham dự 142 hội nghị khoa học quốc tế, trong đó hầu hết đều có báo cáo khoa học của Việt Nam tham gia trình bày tại hội nghị.

Ðồng thời, cũng đã có 136 đoàn với 433 lượt chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các nội dung hợp tác nghiên cứu với các cơ quan chủ trì đề tài, dự án.

Theo Báo Nhân dân

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022