Máy sấy phun sương

imageKS. Phan Kỳ Bắc, xưởng cơ khí chính xác của Viện cơ học ứng dụng TP.HCM vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại máy sấy này. Đây là lần đầu tiên máy sấy phun sương được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu chế tạo thành công.

Máy sấy phun sương là thiết bị chuyên dùng để sản xuất ra các sản phẩm dạng bột (từ các hoạt chất sau khi chiết xuất ở dạng cao lỏng 30 - 40%). Bột sấy phun hiện nay là một loại sản phẩm được ứng dụng nhiều trong các ngành dược phẩm, thực phẩm (chế biến sữa làm sữa bột, sản xuất bột ngọt, trà, cà phê hòa tan, tinh bột trái cây…), hóa mỹ phẩm (xà phòng bột)… Máy sấy phun sương do KS. Phan Kỳ Bắc và nhóm cộng sự thiết kế dựa theo mẫu của Đài Loan, có điều chỉnh cải tiến một số chi tiết kỹ thuật cho phù hợp điều kiện sử dụng tại Việt Nam. Máy có năng suất 2 lít/giờ; độ hòa tan dịch phun 30%; độ ẩm sản phẩm 3 - 7%; hệ số thu hồi chất rắn khoảng 60%; điện áp sử dụng 220/380V, 3 pha; tốc độ đĩa phun điều khiển vô cấp; các thông số như nhiệt độ sấy, tốc độ đĩa… hiển thị bằng màn hình digital và dễ dàng cài đặt; có bộ phận bảo vệ chống mất pha, và quá tải; máy có thể làm việc liên tục 2 ca/ngày; độ bền tối thiểu đối với các chi tiết cơ khí là 5 năm; các vật tư chi tiết chuyên dùng là 3 năm, các linh kiện thay thế chuyên dùng là 6 tháng. Máy sấy phun sương có chất lượng sử dụng gần như tương đương so với máy ngoại, nhưng giá rẻ hơn.

KS. Phan Kỳ Bắc cho biết, bước đầu đã chuyển giao ứng dụng được 2 máy sấy phun sương cho phòng thí nghiệm của Trường đại học khoa học tự nhiên và Viện sinh học nhiệt đới TP.HCM. Ông Văn Đức Chính, trưởng phòng thí nghiệm bộ môn sinh hóa, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM nhận xét: “Sau một thời gian sử dụng tôi thấy máy này đạt yêu cầu, so với máy ngoại thì máy “nội địa” này “cứng cáp” hơn nhiều. Vì máy này chủ yếu phục vụ công tác đào tạo - có thể nói khi các sinh viên sử dụng máy để thực tập thí nghiệm khả năng gây ra sự cố hư hỏng cho máy là khá cao, thế nhưng gần một năm nay máy vẫn hoạt động khá tốt chưa bị trục trặc gì. Điều cần thiết là làm sao nhóm nghiên cứu phải giữ được sự ổn định về chất lượng để chúng tôi có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài, cũng như giới thiệu thêm cho những ai có nhu cầu”.

KS. Phan Kỳ Bắc cho hay, sau thành công của máy sấy phun sương loại nhỏ, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp. Hiện nhóm đang khẩn trương nghiên cứu sản xuất máy sấy phun sương có năng suất cao hơn (20 lít/giờ) để chuyển giao cho một số đơn vị như Công ty trà Tâm Châu (Bảo Lộc), nước suối Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Công ty dược OPC, Xí nghiệp dược trung ương 25.

Muốn biết thêm thông tin về thiết bị này, liên hệ ĐT: 0903803355 - 5161650, Email: kybac@hcm.fpt.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022