Máy sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời

image
Chị Lẫm đang đảo hạt trong quá trình sấy

Trong khuôn khổ chương trình dự án CARD, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ đã chuyển giao công nghệ máy sấy ca cao dùng năng lượng mặt trời cho Sở Khoa học & Công nghệ Bến Tre với mục đích hỗ trợ nông dân sơ chế hạt ca cao xuất khẩu. Vừa qua Sở Khoa học & Công nghệ Bến Tre đã tiến hành  lắp đặt và đưa vào vận hành thí điểm 2 hệ thống máy sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời cho 2 hộ trồng và thu mua ca cao : hộ chị Nguyễn Thị Hồng Lẫm ở Xã An Khánh và hộ anh Trần Hùng Sơn ở xã Phú Đức, huyện Châu Thành.

 Máy sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời được thiết kế gồm 03 bộ phận chính : Phần thu nhiệt, Buồng trao đổi nhiệt và Sàn sấy hạt ca cao được lắp đặt phía trên buồng trao đổi nhiệt. Bộ phận thu nhiệt được thiết kế ở  hai bên buồng trao đổi nhiệt và theo độ dốc để dễ quá trình tích hợp và truyền năng lượng đến buồng trao đổi nhiệt  được dễ dàng và hiệu quả , mỗi bên gồm 3m3 đá xanh được sơn đen để hấp thu tối đa nguồn nhiệt từ ánh sáng mặt trời thông qua 2 tấm lộp trong suốt chuyên dụng nhập từ Israel có tác dụng bẫy bức xạ nhiệt. Hạt ca cao tươi sau khi ủ  6 -7 ngày sẽ được đưa vào sàn sấy, mỗi mẻ sấy khoảng 100 kg hạt sau khi sấy từ 4-5 ngày thu được 40 kg hạt thành phẩm, rút ngắn từ 2-3 ngày so với phơi nắng hạt ca cao bằng ánh sáng mặt trời theo phương pháp thủ công. Qua quá trình sấy thử nghiệm, hạt ca cao đạt tỉ lệ thu hồi cao( trên 40%), hạt sáng đẹp, độ ẩm đạt từ 7-7,5% đạt tiêu chuẩn chất lượng hạt ca cao Việt Nam, bình quân 2,5 kg hạt ca cao tươi sau khi sấy thu được 1kg hạt thành phẩm. Do thiết kế đặc biệt, nên nhiệt độ bên trong buồng trao đổi nhiệt  luôn cao hơn bên ngoài từ 15-20oC, khi nhiệt độ bên ngoài vào những ngày nắng tốt khoảng 32oC  thì nhiệt độ bên trong buồng sấy dao động từ 48-55oC, nhờ tính năng tích trữ nhiệt lượng cao nên vào mùa thu hoạch rộ hoặc ban đêm, mùa mưa... cũng có thể vận hành hệ thống máy sấy bằng cách mắc thêm các bóng đèn bên trong buồng sấy để tạo nguồn nhiệt kết hợp với nguồn nhiệt luôn được tích trữ trong buồng sấy, mà chất lượng hạt thành phẩm sau khi sấy vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Hệ thống máy sấy bằng năng lượng mặt trời đã hỗ trợ quá trình sơ chế hạt ca cao rất hiệu quả. Anh Trần Hùng Sơn- một trong 2 hộ trồng và thu mua ca cao được hỗ trợ lắp đặt máy sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời, sau 4 mẻ sấy  thử nghiệm đầu tiên anh Sơn phấn khởi cho biết : «  Hạt ca cao sau khi sấy bằng máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời được công ty thu mua ca cao ED & FMAN đánh giá cao, hạt sáng đẹp, tỷ lệ thu hồi cao » và với việc ứng dụng công nghệ này từ nay anh Sơn có thể an tâm chăm sóc 1ha sầu riêng với hơn 900 gốc từ 3-4 năm tuổi  đang cho thu hoạch  khoảng 35 tấn trái/ năm cộng với việc tăng cường thu mua ca cao của bà con nông dân trồng  ca cao trong vùng để tiến hành sơ chế tại nhà, hiện nay bình quân mỗi ngày anh thu mua 400kg trái tươi. Riêng hộ chị Nguyễn Thị Hồng Lẫm, ngoài sơ chế lượng ca cao thu hoạch từ 3000m2 đất trồng xen dừa trong vườn nhà từ năm 2002 đến nay, mỗi ngày chị thu mua khoảng 500kg trái tươi sau khi sấy thành phẩm thu được 50kg hạt, vừa đạt tỷ lệ thu hồi cao vừa tiết kiệm công sức lao động so với sấy hạt ca cao bằng nguồn ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Trong thời điểm bà con nông dân đang  đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, cây cao được tỉnh chọn làm cây công nghiệp chỉ đứng sau dừa và mía với chiến lược phát triển 10.000 ha cây ca cao từ dự án Success Alliance do tổ chức ACDI/VOCA tài trợ. Cùng với việc chuyển giao : kỹ thuật trồng, phương pháp canh tác, nhân giống, kỹ thuật sơ chế hạt... thông qua các lớp tập huấn cho các nông hộ trồng ca cao, kỹ thuật sấy hạt ca cao trong khâu sơ chế hạt nhằm rút ngắn thời gian, tăng chất lượng hạt, giảm thiểu sức lao động bằng hệ thống máy sấy bằng năng lượng mặt trời đang được quan tâm và tiếp tục cải tiến để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân khi sản lượng thu hoạch ca cao và  yêu cầu chất lượng hạt ngày càng tăng. Với kết quả khả quan qua những mẻ sấy đầu tiên,  trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng công nghệ sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời đến các nông hộ trồng ca cao vì giá thành đầu tư cho mỗi hệ thống máy sấy khoảng 12 triệu đồng có thể chấp nhận được với thu nhập của nhà nông. Giảm tình trạng bán trái tươi chưa qua sơ chế giá  lại thấp gây thiệt hại không nhỏ cho những người có tâm huyết với cây ca cao trên đất Bến Tre, đồng thời tạo điều kiện cho cho bà con nông dân tiếp cận những tiến bộ Khoa học Công nghệ trong sản xuất Nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm Nông nghiệp an toàn - chất lượng phù hợp tiêu chuẩn chất lượng trong và ngoài nước.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022