Mô hình trồng dừa tam quan của nông dân Bùi Minh Lợi

Lần đầu tiên tham gia Hội thi trái ngon, an toàn của tỉnh đạt giải nhì năm 2010, hai năm sau đó tiếp tục đạt giải 3 và gần đây nhất năm 2014 đạt giải nhất với cùng chủng loại dừa tam quan. Đó là thành tích của nông dân Bùi Minh Lợi ở ấp Đại An, xã Hoà Nghĩa, huyện Chợ Lách.

Hiện tại anh Lợi có 2.000 m2 trồng dừa tam quan, trong đó có những cây đã gần 40 năm tuổi vẫn cho trái ổn định trong suốt một thời gian dài, số cây này do cha anh mang về trồng từ Bình Định trong một lần đến thăm nơi đây. Thấy trồng có hiệu quả, cách nay 3 năm anh Lợi mạnh dạn đốn bỏ nhãn tiêu quế kinh tế thấp để tiếp tục nhân giống dừa tam quan trong vườn nhà. Đến nay 50 gốc đang phát triển tốt, chuẩn bị cho trái chiến.

image
Cây dừa Tam quan 40 năm vẫn cho trái sai và ổn định

Anh Lợi cho biết, giống dừa tam quan dễ nhận biết vì hình thức đẹp, vỏ mỏng, màu vàng sáng đặc trưng. Cây trồng 3 năm sẽ ra hoa, nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho năng suất từ 150-200 trái/năm, kích thước trái trung bình, nước có vị ngọt thanh, uống rất ngon. Giá trị có thời điểm tăng cao đến 10.000đ/trái dừa bán uống nước.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng dừa tam quan, anh Lợi cho rằng các giống dừa nói chung có kỹ thuật chăm sóc đơn giản hơn so với nhiều loại cây ăn trái khác. Điều quan trọng là phải thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại. Đặc biệt chú ý đối tượng sâu hại đục thân cây và đọt non. Để phòng trừ, anh sử dụng thuốc hoá học dạng hột rãi vào bẹ lá dừa, khi chúng đã đào hang trên thân thì dùng thuốc bỏ vào hang rồi dùng đất sét trám lại để tiêu diệt. Đồng thời dùng chế phẩm sinh học cho vào túi vải treo trên ngọn dừa nhằm xua đuổi bọ cánh cứng, thuốc sẽ xong hơi lưu dẫn lên đọt trong nhiều tuần, cho kết quả tốt mà không gây hại môi trường.

Ngoài ra sau mỗi lần thu hoạch đợt trái, anh tiến hành vệ sinh vườn dừa phòng tránh sâu hại tấn công, tuy là loại cây trồng chịu hạn tốt nhưng cũng cần phải thường xuyên tưới nước vào mùa nắng và bón phân hữu cơ trong giai đoạn cây cho trái, hạn chế dừa bị treo cổ. Cứ 2 tháng, anh rãi một lần hỗn hợp N-P-K 15-15-15, liều lượng 1 kg dành cho gốc lớn và nửa kg cho gốc nhỏ. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bồi bùn vào gốc 2 lần mỗi năm.

Không chỉ thu hoạch bán trái cho thương lái, anh còn ươm cây con bán cho bà con nông dân có nhu cầu, tuy số lượng chưa nhiều nhưng hứa hẹn sẽ là một phương thức làm ăn mới, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Lúc đầu với mục đích trồng để ăn chơi, đến nay lợi nhuận từ cây dừa tam quan đang dần trở thành nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bắt nguồn từ sự nhạy bén của một nông dân có tính cần cù lao động và chịu khó tìm tòi học hỏi. Và qua các lần đạt giải tại Hội thi trái ngon, an toàn, nông dân Bùi Minh Lợi càng củng cố niềm tin vào quyết định lựa chọn cây dừa tam quan để phát triển kinh tế.

Việt Cường
Đài Truyền thanh Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi