Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Dã yên thảo

imageNhững năm gần đây, cùng với sự tăng lên về đời sống vật chất, nhu cầu về tinh thần cũng được người dân quan tâm chú ý, do đó mà ngành hoa kiểng đã dần phát triển để đáp ứng lại nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài những giống hoa trong nước, người trồng hoa kiểng cũng đã nhập ngoại nhiều loại hoa đẹp trong đó có các giống hoa lai rất đa dạng về màu sắc, hình dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, trong số đó có hoa Dã yên thảo.

Dã yên thảo được trồng nhiều nơi, ở hầu khắp các chợ hoa từ miền Bắc cũng như miền Nam đều có bán Dã yên thảo với đủ loại màu sắc hình dạng (hoa cánh đơn, hoa cánh kép, hoa khảm, v,v). Tuy được trồng khá phổ biến nhưng những nhà vườn cho biết họ trồng Dã yên thảo từ hạt giống là chính, giá bán hạt giống thì khá cao, từ 2.000 -4.000đ/hạt, tùy loại hoa đơn, kép hay khảm; tỷ lệ nảy nầm của hạt cũng chưa đều, chỉ khoảng 60%; do đó mà giá bán Dã yên  khá cao. Nhằm tạo ra số lượng lớn cây giống phục vụ thị trường, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Bến Tre đã nghiên cứu thành công giống hoa này thông qua đề tài “Nhân giống cây hoa Dã yên thảo (Petunia hybrida) bằng phương pháp nuôi cấy mô”. 

Sau 12 tháng, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra được quy trình nhân giống cây hoa Dã yên thảo bằng phương pháp nuôi cấy mô, gồm các bước như sau: Chọn cây lấy mẫu, vô trùng mẫu cấy, tạo cụm chồi, nhân cụm chồi, tái sinh cây in-vitro. Đề tài được Hội đồng khoa học cơ sở đánh giá cao và nghiệm thu loại khá.

Sau khi đề tài kết thúc, quy trình nhân giống cây hoa Dã yên thảo bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ được ứng dụng đưa vào sản xuất cung cấp cây giống cho các nhà vườn. Cây Dã Yên Thảo nuôi cấy mô có giá từ 2.000 - 4.000 đồng sẽ làm giảm 40% giá thành cây giống, tăng lợi nhuận cho các nhà vườn. Tuy nhiên, để có những chậu hoa đẹp, người trồng hoa phải nắm vững một số kỹ thuật sau:

Cách trồng và chăm sóc:

 Dã yên thảo là loài cây ưa sáng, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là trên 10oC và phát triển tốt nhất ở 24 - 38 oC. Cây ưa ẩm và phát triển nhanh ở ẩm độ cao vì thế nên tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày. Tuy nhiên độ ẩm quá cao sẽ làm cho cây bị úng đặc biệt là vào mùa mưa, cây nên được di dời vào trong nhà.

Thân Dạ Yên Thảo mềm và buông rủ vì vậy nên chọn những chậu có thể đặt ở trên cao hay có móc cố định treo vào thanh ngang để những cành hoa có thể buông xuống. Trong quá trình trồng nên ngắt ngọn khi cây còn nhỏ để gia tăng số lượng chồi bên. Khi cây quá già nên nhặt bỏ lá vàng và cắt bớt phần ngọn giữ lại phần thân. Chúng ta có thể thay đất trồng hoặc thay chậu to hơn và bổ sung thêm dinh dưỡng để cây được trẻ hóa và cho hoa trở lại.

Bệnh và cách phòng bệnh:

* Bệnh héo rũ

Biểu hiện của bệnh

Bệnh xuất hiện trên mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từ giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Đặc trưng của bệnh là cây bị héo, có thể xảy ra cục bộ trên tưng cành hoặc trên toàn bộ cây tùy theo vị trí gây hại của vi khuẩn. Cây bị héo nhưng có thể nhưng toàn bộ cây từ thân, cành đến lá vẫn còn xanh.

Cây có những biểu hiện như trên là do nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, than.

- Sau khi xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.

Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh chóng, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao,

* Phòng bệnh:

- Một số biện pháp để phòng bệnh ngay tức thì là cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn

Thanh Truyền
Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi