Kinh nghiệm trồng hoa cúc tết của nông dân ấp Hòa An xã Long Thới

Hàng năm cứ hẹn lại lên vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch trở về sau là những người làm hoa kiểng ở xã Long Thới huyện Chợ Lách lại tất bật chuẩn bị cho một mùa hoa tết, với mong muốn mang về lợi nhuận và góp thêm sắc xuân cho mùa xuân mới.

Theo chị Hồ Thị Thoa , người có hơn 3 năm làm nghề hoa nở ở ấp Hòa An cho biết trong mùa hoa tết 2014 vừa qua, hầu hết những hộ làm hoa tết tại địa phương đều thắng lớn. Trong đó có nhiều nguyên nhân: thời tiết thuận lợi, nông dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật xử lý cho hoa nở đúng tết, sản phẩm làm ra luôn có mẫu mã đẹp được khách hàng ưa chuộng, từ đó bán được giá cao. Trung bình một hộ sản xuất từ 1 đến 5 ngàn giỏ hoa các loại, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 40 triệu đồng/hộ.

image
Nông dân Long Thới chăm sóc hoa cúc nở hoa đúng tết


Phát huy truyền thống của địa phương và thắng lớn trong mùa hoa tết Giáp Ngọ 2014 vừa qua, nông dân xã Long Thới tiếp tục đầu tư với sản phẩm hoa nở. Trong chuyến khảo sát vào những ngày cuối tháng 10/2014 của Hội Nông dân xã Long Thới cho biết chuẩn bị cho thị trường hoa  tết Ất Mùi 2015, 648 hộ dân tại các ấp: An Hòa, Hòa An, An Quy, .... sản xuất 230 sản phẩm hoa nở, tăng hơn 15 ngàn sản phẩm và 30 hộ so với tết Giáp Ngọ 2014; tập trung nhiều ở chủng loại cúc mâm xôi, vạn thọ, cúc Hà Lan… trong đó, sản phẩm cúc mâm xôi chiếm hơn 55% tổng số hoa nở trong toàn xã.

Chị Đoàn Thị Chu, người có hơn 10 năm tham gia làm hoa cúc tết và cũng là một trong số hộ có lợi nhuận khá trong mùa hoa tết 2014 vừa qua, ấp Hòa An xã Long Thới cho biết: " Đối với cây cúc mâm xôi kỹ thuật làm bông cũng không khó vấn đề là đòi hỏi người làm cúc phải thường xuyên theo dõi và quan sát thời tiết và tùy vào từng giai đoạn ngắt cơi đọt để có biện pháp xử lý phân thuốc kịp thời. Có hộ sử dụng cách ngắt 05 cơi đọt, xuống giống trong khoảng thời gian từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 6 âm lịch. Riêng tôi chọn cách ngắt 04 cơi đọt xuống giống trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến ngày 30/6 âm lịch. Trước khi xuống giống, tôi làm giàn và dùng các loại phân : 05 bao phân chuồng+ 08 bao sơ dừa+ 02bao trấu+ 20kg phân lân+ 02kg thuốc sát trùng hột /2000 giỏ, trộn đều với nhau, đem phơi nắng trước đó 1 tuần rồi mới bỏ con giống xuống. Sau thời gian 03 ngày xuống con giống xịt ngừa bệnh thối rễ và héo xanh, các loại bệnh này thường xảy ra trên cây cúc. Cách 05 đến 07 ngày xịt một lần và thuốc xịt ngừa thay đổi liên tục tránh trường hợp kháng sâu bệnh. Ngoài ra trong thời gian cúc xuống giống được nuôi trong chậu, định kỳ 05 ngày tôi dùng phân bón tưới cho cây loại 30-30-0 hoặc 20-20-15 tỷ lệ 05ksg/1000 giỏ, đến đầu tháng 10 âm lịch thì giảm lượng phân xuống. Đến giai đoạn gần tết khoảng 20/12 âm lịch khi cúc trổ bông tôi dùng phân NPK 20-10-10 kết hợp phân dơi và phân Úc ngâm tưới cho cây, cách này giúp cho bông lâu tàn". Kinh nghiệm này đã giúp cho vườn cúc mâm xôi của chị Đoàn Thị Chu cho hoa đúng tết, tết 2014 vừa qua chị sản xuất 2000 giỏ, giá bán dao động từ 70-80 ngàn đồng/cặp sau khi trừ chi phí chị còn lãi khoảng 40 triệu đồng.

Những ngày này cùng với bà con nông dân làm hoa kiểng ở các xã Vĩnh Thành, Phú Sơn, Vĩnh Hòa, ...nông dân làm hoa nở (chủ yếu là cúc mâm xôi) ở xã Long Thới đang tất bật với công đoạn ngắt cơi đọt cuối chuẩn bị cho cây phát triển xanh tốt để làm bông tết.

Theo nhận định của những hộ làm hoa nở tại ấp Hòa An xã Long Thới cho biết đến thời điểm này thời tiết tương đối thuận lợi, mùa mưa kết thúc sớm chi phí về phân bón, vật tư nông nghiệp và nhân công ổn định. Hy vọng giá bán tăng cao, nông dân sẽ có lãi. /.

Trúc Ly
Đài Truyền thanh Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi