Thêm một đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu

Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình quản lý theo hướng sinh học đối với bọ vòi voi, Diocalandra frumenti (Coleoptera: Curculionidae) và sâu đục trái, tirathaba sp. (Lepidoptera: Pyralidae) gây hại trên cây dừa tại tỉnh Bến Tre”. Đề tài do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre thực hiện, thời gian 24 tháng.

 Triệu chứng gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên trái. Ảnh tư liệu

 

 Sự gây hại của Tirathaba sp. trên trái dừa đã lớn: rụng trái (A) và triệu chứng gây hại kết hợp với bọ vòi voi (B). Ảnh tư liệu.

 

 Triệu chứng gây hại của Tirathaba sp. trên bông và trên trái. Ảnh tư liệu.


Đề tài thực hiện ở 3 huyện Mỏ Cày Nam, Bình Đại, Giồng Trôm với 150 hộ dân. Kết quả đề tài đáp ứng được mục tiêu, nội dung đề ra, đã xác định hiện trạng gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa tại tỉnh Bến Tre; xác định đặc điểm sinh thái, sinh học, tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi và sâu đục trái dừa; Thu thập, phân lập, nhân nuôi và đánh giá được hiệu quả của một số loại nấm ký sinh và chế phẩm sinh học (chất hấp dẫn sinh học hoặc thuốc trừ sâu sinh học…) trên bọ vòi voi và sâu đục trái dừa nhằm tạo cơ sở để phòng trị theo hướng sinh học an toàn; Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bọ vòi voi và sâu đục trái dừa theo hướng sinh học an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn canh tác của GAP và chương trình phóng thích ong ký sinh A. hispinarum để phòng trị bọ cánh cứng hại dừa (B. longissima).

Ngoài ra, thông qua đề tài còn tổ chức 03 lớp tập huấn áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bọ vòi voi và sâu đục trái dừa cho cán bộ và nông dân trong tỉnh với hơn 60 hộ tham gia; đào tạo 01 luận văn cao học, 03 luận văn tốt nghiệp, 02 chuyên đề luận án tiến sĩ,…
    
Tóm lại, đề tài được hội đồng nghiệm thu và đánh giá là nghiên cứu mới, khoa học, có mô hình, quy trình cụ thể, có khả năng nhân rộng. Sau khi đề tài hoàn chỉnh nghiệm thu công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới tiếp nhận quy trình và nhân rộng trong vườn dừa hữu cơ.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý