Chuyển giao phương pháp nhân nuôi ong ký sinh (asecodes hispinarum, tetrastichus brontispae) và bọ đuôi kìm (chelisoches variegatus) phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa

Từ lâu Bến Tre được mệnh danh là “Xứ dừa” do có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, ước tính diện tích trên 69.000 ha. Sản lượng khoảng 589.000 tấn. Quả dừa tươi không chỉ mang lại thu nhập cho người dân Bến Tre mà còn có rễ dừa, xơ dừa, lá dừa, gáo dừa,... mang lại giá trị cho ngành công nghiệp chế biến dừa. Vì thế, những sản phẩm từ dừa của Bến Tre đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

 Tập huấn kỹ thuật “Chuyển giao phương pháp nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh và bọ đuôi kìm phòng trừ bọ
cánh cứng hại dừa”quy mô nông hộ.

 

 Bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus).


Trong số những loại nông sản chủ lực của tỉnh như bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng,... thì dừa cũng không kém phần quan trọng nhưng dừa có đặc tính dễ trồng hơn so với những loại cây ăn trái khác (do có thể trồng dừa trên nhiều loại đất khác nhau) và ít tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, trên dừa vẫn có một số dịch hại chính như bọ cánh cứng hại dừa, bọ vòi voi, sâu đục trái.... ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và năng suất dừa. Biện pháp phòng trừ chủ yếu của người dân là sử dụng thuốc hóa học vừa tổn hại sức khỏe vừa làm ô nhiễm môi trường sinh thái, đặc biệt đối với những cây dừa cao khó khăn trong việc phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp hóa học nhưng áp dụng biện pháp sinh học vẫn có hiệu quả cao trong việc phòng trừ và an toàn hơn với môi trường sinh thái.

Chính vì thế, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực Bến Tre thực hiện Đề án: “Đẩy mạnh ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, giai đoạn 2017-2020”. Đề án được thực hiện với nguồn kinh phí từ Trung ương và thực hiện 3 mô hình để đánh giá tình hình gây hại của bọ cánh cứng hại dừa và hiệu quả của việc thả ong ký sinh, bọ đuôi kìm ở 3 huyện trong tỉnh: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm. Đồng thời, triển khai 2 mô hình nhân nuôi ong ký sinh bọ dừa (Asecodes hispinarum, Tetrastichus brontispae) và bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus) theo kiểu nông hộ ở Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý