Vùng lúa xã An Nhơn đạt chứng nhận VietGAP

Xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú là một trong những vùng của huyện được chứng nhận thương hiệu lúa gạo sạch, tuy nhiên sản lượng lúa chưa được bao tiêu sản phẩm, giá trị hàng hóa chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm mặc dù vẫn mang thương hiệu lúa sạch. Vì vậy Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Bến Tre) đã chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận VietGAP cho vùng lúa xã An Nhơn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” trong thời gian 2 năm nhằm xây dựng và vận hành hệ thống quản lý sản xuất theo quy trình VietGAP cho vùng lúa xã An Nhơn huyện Thạnh Phú góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người sản xuất.

 Mô hình sản xuất lúa-tôm tại huyện Thạnh Phú. Ảnh tư liệu.


Sau quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng, hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức bộ máy; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của hợp tác xã; Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo quy trình VietGAP cho mỗi nông hộ; Tập huấn, đào tạo; Thực hiện các thủ tục đánh giá chứng nhận VietGAP,…

 Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu dự án.


Kết quả dự án đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã lúa-tôm Thạnh Phú tại xã An Nhơn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống đạt chuẩn VietGAP. Thông qua dự án còn tập hợp được 82 hộ dân tham gia với tổng diện tích đất chứng nhận VietGAP hơn 95 ha. Tất cả các nông hộ tham gia dự án đều được tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về sản xuất sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. Năng suất lúa trong dự án tăng bình quân khoảng trên 10%, giá bán cao hơn 500 đồng/kg lúa so với canh tác thông thường không tham gia hệ thống chứng nhận VietGAP.

Theo hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu, dự án thành công không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà có hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. Để hoàn thiện, hội đồng cũng đề nghị nhóm thực hiện bổ sung một số nội dung như: các đối tượng sâu bệnh và cách phòng trị; giải pháp để duy trì dự án trong thời gian tới; hồ sơ, quy trình công nhận VietGAP lúa,…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý