Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Với nội dung hoàn thiện, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông thủy hải sản của tỉnh theo hướng nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đổi mới công nghệ chế biến; giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Đó là mục tiêu Kế hoạch của Sở KH&CN thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/8/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 đã được Giám đốc Sở ký ban hành vào ngày 01/11/2016.

Kế hoạch đã xây dựng lộ trình thực hiện đến năm 2020, đối với 08 sản phẩm nông nghiệp (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển) có tổng giá trị gia tăng tăng bình quân 20%; tổn thất sau thu hoạch giảm 50% so với hiện nay; 100% sản phẩm sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, trong đó trên 50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP và các tiêu chuẩn tiên tiến; năng suất bình quân sản xuất tập trung tăng 20%-25% so với hiện nay; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và các sản phẩm phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ của địa phương; xây dựng, đăng ký xác lập, quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các chủng loại sản phẩm tham gia chuỗi giá trị; xây dựng, công bố, áp dụng và kiểm soát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; áp dụng công cụ, mô hình cải tiến năng suất trong hoạt động sản xuất các chủng loại sản phẩm tham gia chuỗi giá trị.

Từ năm 2019-2020, lựa chọn 02 trong số 08 chuỗi sản phẩm nông nghiệp đã hoàn thiện, nâng cấp thành sản phẩm mạnh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc của cả nước và từng bước tham gia vào tiến trình hội nhập của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn cầu.

Đến năm 2025, tiếp tục phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp đã hình thành; đồng thời xây dựng, hoàn thiện một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn lại.

Để thực hiện đạt mục tiêu và lộ trình đã đề ra, kế hoạch đã xác định 5 nội dung, giải pháp căn cơ như nâng cao nhận thức, tổ chức sản xuất, ứng dụng KH&CN, áp dụng chính sách KH&CN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN. Ngoài những phương thức thực hiện truyền thống của giải pháp nâng cao nhận thức, việc công bố, bàn giao kết quả nghiên cứu các tác nhân tham gia chuỗi và các hạn chế của các chủ thể trong chuỗi giá trị để khắc phục; đồng thời phổ biến, hướng dẫn việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trong từng khâu, từng sản phẩm, mô hình của chuỗi giá trị được coi là giải pháp mới và có hiệu quả cao.

Phát triển đồng bộ hạ tầng KH&CN; dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp; củng cố năng lực mối liên kết vững chắc giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN công lập, đặc biệt là đầu tư tới ngưỡng cho Khu công nghệ sinh học Cái Mơn thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh và Phòng Thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng tỉnh để làm hạt nhân nòng cốt, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội đều là những nội dung và giải pháp tổ chức sản xuất.

Nội dung ứng dụng KH&CN là giải pháp quan trọng nhất và được thực hiện theo trình tự: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng và đổi mới thiết bị công nghệ; xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến; xây dựng, đăng ký xác lập, quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho 08 sản phẩm nông nghiệp.

Chính sách KH&CN là một trong những giải pháp không thể thiếu trong kế hoạch và nhiều nội dung đã được đưa ra nhưng nổi bật nhất là hoạt động gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ nhiệm vụ KH&CN trong việc thực thi các chính sách về nông nghiệp, nông thôn: về tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và ứng dụng công nghệ cao; tín dụng hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng KH&CN; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển thủy sản; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Nội dung và giải pháp cốt lõi là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN như: Tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia KH&CN về các sản phẩm chủ lực của tỉnh; bồi dưỡng kỹ năng quản trị KH&CN cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trình độ cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất, yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo. Nâng cao năng lực bảo vệ sản xuất nông nghiệp: năng lực dự tính, dự báo và tăng cường năng lực phòng, chống dịch hại cây trồng, vật nuôi; mùa vụ; thời tiết; xâm nhập mặn để giảm thiểu thiệt hại và bảo đảm sản xuất ổn định, bền vững. Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y cơ sở và nông dân về phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Tổ chức điều tiết, cảnh báo kịp thời hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng, tổ chức cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất chất lượng.

Về tổ chức thực hiện Giám đốc Sở KH&CN yêu cầu Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng của các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Bến Tre khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo về Sở KH&CN, đồng gửi UBND huyện, thành phố để theo dõi.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi