Hạn chế hiện tượng cây ca cao chết hàng loạt sau những cơn mưa đầu mùa

Mùa khô năm 2016 kéo dài và nước mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các cây trồng trong tỉnh nói chung và cây ca cao nói riêng. Đến thời điểm này, các vườn ca cao tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam cây chết trên 50%, các huyện khác 10-15%, số còn lại bị cháy lá nặng và suy kiệt (chỉ trừ huyện Chợ lách).

 Hình 1: Vườn ca cao phục hồi sau hạn mặn


Hiện tượng cây ca cao tiếp tục chết hàng loạt sau những cơn mưa đầu mùa là khó khăn mà nông dân gặp phải trong những năm trước. Nguyên nhân chính là chết do phèn, chết do nấm bệnh tấn công và chết do sốc phân bón. Để hạn chế tối đa hiện tượng cây ca cao tiếp tục chết sau những cơn mưa đầu mùa và phục hồi nhanh sau hạn- mặn chúng ta cần thực hiện theo quy trình sau:
-    Khai thông cống, đập để rửa trôi các độc chất phèn(Fe), nhôm(Al) và rửa mặn. Đồng thời lấy nước ngọt vào mương.   
-    Bón vôi cho vườn ca cao: Tiến hành bón vôi 500-700 kg/ha, rải khắp bờ, nên bón vôi xám vì vôi xám vừa hạ phèn vừa cung cấp thêm Canxi và Magie cho cây trồng.
-    Tỉa cành: Chỉ cắt bỏ các cành bị sâu-bệnh, cành khô và trái sâu-bệnh, trái khô trên cây.
- Phun thuốc ngừa bệnh: Sau hạn-mặn cây bị suy kiệt rất dễ bị nấm bệnh tấn công, cần thiết phải phun một đợt thuốc ngừa bệnh cho vườn ca cao bằng một trong các loại thuốc sau:  Mataxyl 500WP (Matalaxyl), Aliette 800WG (Fosetyl Aluminium), Ridomil Gold 68WG (Metalaxy + Mancozeb),  phun ướt đều tán lá và thân.

 

 Hình 2: Bón phân ở vùng rễ hoạt động


- Sau khi mưa đất đủ ẩm tiến hành bón phân: Bón 50-100g DAP/cây (bón sau khi bón vôi tối thiểu 10 ngày) ở thời điểm này không nên bón nhiều phân vì bón nhiều cây dễ bị sốc và chết. Nếu đã tưới nước mặn cho vườn cây thì việc cải tạo lại đất là điều rất cần thiết, trộn đều 1 kg Super Humic với 2 tấn phân hữu cơ, bón 10 kg/cây. Cào lá ủ ra bón phân ở vùng rễ hoạt động (trong hình chiếu tán lá và cách gốc 50-80 cm) sau đó đậy gốc (Hình 2). Có thể phun bổ sung phân bón lá giàu lân giúp cây nhanh phục hồi ho cây. Một tháng sau khi bón phân lần 1 tiếp tục bón phân cho cây như bình thường.  
- Sau khi mưa nhiều, cây phục hồi cần tiếp tục tỉa khống chế chiều cao và tỉa cành tạo tán cho cây.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi