Thích ứng với hạn, xâm nhập mặn ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống cho người dân

Hơn 3 tháng nay, nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập diễn biến gay gắt, chưa từng có trong lịch sử tại huyện Bình Đại đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và khan hiếm nguồn nước cho tiêu dùng, sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương, khiến nhiều hộ gia đình trắng tay sau một vụ mùa. Lúa, rau màu bị chết non, cây ăn trái chịu mặn kém bị vàng lá, héo lá, rụng trái, rồi chết khô chỉ sau vài ngày. Những vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn ít thì trái đèo đẹt, không lớn hoặc giảm năng suất. Người dân một số khu vực thì sử dụng nước mặn trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, lúa bị thiệt hại ước tính hơn 7,4 tỷ đồng, rau màu thiệt hại khoảng 1,764 tỷ đồng, sản lượng cây ăn trái giảm gần 4% so với cùng kì.    

 

Dự báo tình hình hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện trong thời gian tới còn diễn biến rất phức tạp và kéo dài gay gắt hơn ở các năm tiếp theo. Nhằm giúp người dân thích nghi với tình trạng hạn, xâm nhập mặn kéo dài và giải quyết bức xúc thiếu nước ngọt hiện nay, giúp nhân dân ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống, các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào công tác phòng, chống hạn, mặn, trong đó tập trung chuyển hướng từ “phòng, chống” sang “thích ứng” với nước mặn và sống chung với mặn theo phương châm “4 tại chỗ”.

 Khuyến cáo nông dân sản xuất lúa 2 vụ để né mặn

 

Trước mắt, huyện kiến nghị tỉnh đầu tư xây dựng khẩn cấp các công trình cống trên Sông Tiền, củng cố đê bao Tam Hiệp,… để bảo vệ sản xuất, đồng thời chủ động dự trữ nước ngọt bằng các biện pháp đắp đập tạm ngăn mặn cục bộ, xây thêm hồ chứa nước, dùng túi nilong chứa nước ngọt trong mươn vườn phục vụ chăn nuôi như ăn uống, vệ sinh chuồng trại, tưới cây,…khi có nước ngọt về. Dự trữ nguồn thức ăn thô, nước uống, bảo đảm cung cấp cho đàn gia súc, gia cầm trong trường hợp xảy ra hạn, mặn kéo dài. Định kỳ thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên các loài vật nuôi.

 

Vận động nhà máy nước trong và ngoài tỉnh hỗ trợ nước uống, nước sinh hoạt cho dân bằng nhiều hình thức, trong đó ưu tiên cho dân nghèo, vùng xa, hẻo lánh và cây trồng có giá trị kinh tế cao, đàn gia súc, bệnh viện, trường học, trạm y tế. Hỗ trợ người dân hóa chất xử lý nước giếng, nước kênh rạch để đảm bảo hợp vệ sinh.

Phối hợp với Ngành chức năng tỉnh thường xuyên đo đạc giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng, để hướng dẫn người dân thực hiện kế hoạch lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt, mở rộng nối mạng các hệ thống cấp nước, lắp đặt đồng hồ nước, không để cho dân thiếu nước  ngọt sử dụng hoặc phải mua nước với giá cao.

 Vận động hỗ trợ nước uống, sinh hoạt cho người nghèo

    
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là cần xác định cụ thể vùng đảm bảo tưới tiêu, vùng nguy cơ bị hạn, thiếu nước để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ hợp lý với độ mặn. Trong đó, xác định rõ cơ cấu, quy mô đối với từng cây trồng, từng đối tượng nuôi. Đồng thời, hoạch định hướng chuyển đổi vùng trồng lúa thường xuyên bị hạn, thiếu nước sang cây trồng cạn, đối tượng nuôi hợp lý.

 

Ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo, hướng dẫn thực người dân thực hiện các giải pháp phân phối, sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn như tười nhỏ giọt, phun mưa…v.v, nhằm giảm số lần tưới để bảo đảm nước luân phiên cho nhiều diện tích cây trồng. Tập trung sử dụng các giống lúa ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

 

Ngoài ra, vận động bà con thực hiện lùi lịch thời vụ. Ở vụ Đông Xuân, thay vì thu hoạch sau Tết Nguyên đán, điều chỉnh thời vụ, xuống giống sớm để né mặn, thu hoạch trước Tết. Trong điều kiện thời tiết diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, nên sản xuất 2 vụ ăn chắc (vụ xuân sớm và hè thu muộn) để tránh mặn, bởi sản xuất 3 vụ/năm, lợi nhuận chưa chắc đã bằng sản xuất 2 vụ. Bên cạnh các giải pháp đầu tư đồng bộ cho hệ thống thủy lợi, kể cả khâu vận hành việc đóng, mở cống để lấy và trữ nước ngọt, trong mỗi thửa ruộng, người dân cần tạo đầy đủ trục rảnh để chủ động xổ phèn, rửa mặn, điển hình là bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ, phân lân…vì những loại phân này không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho đất, khử phèn, mà còn là cách hạn chế “tiêu tốn” nước ngọt./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi