Mô hình trồng màu mang lại thu nhập cao

Nhuận Phú Tân là xã có diện tích trồng màu lớn nhất huyện Mỏ Cày Bắc, với diện tích 367,40 ha, chủ yếu là cây hành và hẹ, tập trung nhiều tại các ấp Giồng Đắc, Giồng Giữa, Giồng Lớn. Những năm gầy đây, diện tích cây màu của xã không ngừng tăng lên do giá cả ổn định, người dân phấn khởi sản xuất. Là vùng đất phù hợp cho cây màu phát triển và nước ngọt quanh năm, nhiều nông dân đã chọn cây màu là cây trồng chính và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Ông Nguyễn Văn Thao ấp Giồng Giữa, với gần 30 năm kinh nghiệm trồng màu đã khẳng định giá trị kinh tế từ cây màu mang lại. Với hơn 02 công đất trồng rau hàng bông, mỗi năm, ông Thao thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

 
 Ông Thao bên khu đất trồng rau màu

 

Ông Thao trồng màu luân canh, đổi vụ để không bị nhiễm bệnh, nhiễm sâu. Đất được làm mới, xẻ rảnh, lên liếp lại sau mỗi vụ trồng. Mùa này, ông Thao trồng cải bông, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách, hẹ, hành và đậu bún. Những tháng mùa mưa thì ông trồng hành, hẹ. Đến tháng 9, 10 âm lịch thì ông trồng mướp khía, bí đao, đậu bún. Hầu như ông bán rau hàng bông quanh năm.

Ông Thao cho biết, vùng đất này phù hợp với cây màu nên năng suất khá cao. Sau mỗi vụ ông lên liếp, đổi đất để tránh chai đất và sâu bệnh. Đất được xới nhuyễn và rải phân chuồng. Xung quanh ông làm bờ bao, cống nước để chủ động nước tưới trong mùa nắng và chống ngập úng khi mùa mưa, nước nổi.

Là cây trồng ngắn ngày nên thời gian cho thu hoạch nhanh. Đối với hành khoảng 02 tháng, còn đậu bún thì khoảng 01 tháng 20 ngày thu hoạch kéo dài đến 03 tháng. Các loại rau cải thì cũng từ 20 – 30 ngày là cho thu hoạch. Ông Thao luôn chọn những giống mới cho năng suất cao. 01 công hành lá đạt năng suất từ 7 - 8 tấn. Với giá hiện nay khoảng 11.000 đồng/kg, ông có lợi nhuận 20 triệu đồng/ vụ hành.

 

Đối với các loại rau cải giá cũng dao động từ 4.000 – 8.000 đồng/kg. Trung bình 01 công đất qua một vụ trồng khoảng 02 tháng, ông có thu nhập từ 12 – 13 triệu đồng. Mỗi năm ông trồng 06 vụ, trừ các khoảng chi phí, ông có lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng các loại rau màu, ông Thao rất ít sử dụng phân, thuốc hóa học. Chủ yếu là ông bón phân chuồng. Các loại cải dể bị úng nên ông dùng phân với lượng rất ít. Mỗi vụ, ông tưới 02 lần phân NPK loại 16 - 16 - 8 khoảng 4kg/vụ/công; chủ yếu là tưới kali để cứng cây. Sâu bệnh chủ yếu rầy đục đọt, bọ nhảy, thán thư. Ông Thao cho biết, các loại sâu bệnh khác rất dễ trị, chỉ cần phun thuốc qua một lần. Còn  đối với bọ nhảy, thuốc phải pha chung với rượu và phun vào ban đêm.

Sau nhiều năm trồng màu, ông Thao khẳng định hiệu quả kinh tế từ cây màu mang lại khá cao, hơn cả cây dừa và cây ăn trái. Ông Thao nói: “Qua mấy mươi năm trồng màu tôi thấy khâu chăm sóc rất dễ, thuốc ít, phân ít, hạn chế so với cây ăn trái khác. tôi thu hooạch ít nhưng đồng vốn nhẹ, thu lợi nhanh nên đạt hiệu quả kinh tế cao hơn dừa và trái bưởi da xanh”.

Với thế mạnh là vùng sản xuất rau màu, những năm qua, ông Nguyễn văn Thao đã áp dụng các mô hình luân canh, xen canh và chọn giống mới cho hiệu quả kinh tế cao. Bám sát nhu cầu thị trường và nhạy bén áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mô hình trồng màu  đã giúp ông vươn lên khá giàu bền vững.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi