Mô hình trồng bưởi da xanh đạt hiệu quả

Bến Tre từ lâu nổi tiếng với cây dừa và những năm gần đây khi nói đến bưởi da xanh người tiêu dùng cũng chỉ nhớ đến Bến tre. Điều đó cho thấy, bưởi da xanh Bến Tre cũng đã thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, Nghị quyết Tỉnh ủy đã đưa bưởi danh xanh là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Để khuyến khích người dân phát triển bưởi theo hướng hàng hóa, đạt chuẩn đáp ứng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội Nông dân đã phối hợp các ngành xét chọn mô hình “Nông dân Bến Tre xuất sắc” năm 2017, đó là những hộ có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, áp dụng hiệu quả trong sản xuất, tích cực các phong trào góp phần vào sự phát triển 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh.

 

 Anh Huỳnh Văn Quận, ấp Long Hội, xã Giao Long, huyện Châu Thành

 

 

Anh Huỳnh Văn Quận, ấp Long Hội, xã Giao Long, huyện Châu Thành đã được Ban tổ chức chọn là nông dân xuất sắc trong sản xuất bưởi da xanh. Với diện tích 3 ha đất, trên vùng đất được ưu đãi về thiên nhiên ở vùng ven Thành phố Bến Tre,  trước đây, toàn bộ diện tích đất của gia đình anh được trồng nhãn nhưng do cây nhãn cho sản lượng trái ngày một không ổn định, giá cả có phần bấp bênh nên anh Quận chuyển dần sang trồng bưởi da xanh, hiện tại vườn anh trồng trên 1.200 cây (tuổi cây khác nhau), có khu đã gần 20 năm tuổi (0,2 ha) vẫn cho trái tốt, có 1,3 ha trên 16 năm tuổi và 1,5 ha cải tạo mới chuẩn bị cho trái. Với diện tích cho trái là 1,5 ha năm 2015-2016 gia đình anh thu về bình quân sau khi trừ chi phí trên 1 tỷ đồng.

 

Bưởi từ vườn của  Anh Huỳnh Văn Quận

 

Vừa trồng, chăm sóc bưởi da xanh, anh Quận vừa học hỏi (qua các lớp tập huấn), vừa đúc kết kinh nghiệm nhằm không ngừng đưa năng suất, sản phẩm đạt chất lượng cao hơn để bán được giá. Theo anh Quận, cây bưởi rất sai trái, nếu để cây tự nhiên ra quả, mỗi cây mang quá nhiều trái, thì trái sẽ không đạt chất lượng nên anh tiến hành tỉa thưa chỉ để lại những trái có khả năng phát triển tốt. Nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu, anh đã tham gia mô hình VietGAP. Vì vậy, việc bón phân được anh quan tâm bổ sung nhiều phân hữu cơ giúp cải tạo đất và trái cũng như múi bưởi có màu sắc đẹp hơn. Chia sẽ về kinh nghiệp bón phân anh cho biết, mỗi tháng anh đều bổ sung phân cho cây bưởi loại phân chủ yếu anh dùng là Zara NaUy chuyên dùng cho cây có múi (20 bao/tháng) là loại phân tăng cường hữu cơ. Ngoài ra anh còn bón bổ sung phân hữu cơ Nhật 2 lần trên năm.


Không chỉ nhanh nhạy với thị trường mà anh Quận còn tích lũy bí quyết chăm sóc bưởi da xanh đạt chất lượng cao. Trong tương lai anh Quận sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng, thị trường không chỉ bó hẹp trong nước mà anh còn muốn đưa bưởi da xanh của Châu Thành nói riêng và Bến Tre nói chung ra nước ngoài để tiêu thụ nâng tầm giá trị nông sản của địa phương. Hiện tại, vườn bưởi anh đang trong quá trình làm hồ sơ để bưởi da xanh của gia đình được công nhận trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Tại xã một số hộ dân cũng đã thực hiện theo cách làm của anh đạt hiệu quả cao, trong tương lai chắc chắn diện tích bưởi sản xuất theo chuẩn sẽ tăng lên, sớm hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất huyện, đồng thời sản phẩm sẽ có thương hiệu được thị trường trong nước và thế giới đón nhận.

Theo anh Quận, sản xuất bưởi theo hướng VietGAP nông dân rất cực vì phải có sổ ghi chép hàng ngày, bón phân, phun thuốc đúng cách, đúng liều lượng, tuân thủ nghiêm ngặt nhiều quy tắc. Tuy nhiên, ưu điểm là năng suất bưởi được tăng cao và giảm giá thành sản xuất. Đồng thời đây là cách để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm giúp quả bưởi có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Xã đang thành lập Hợp tác xã Bưởi da xanh để nông dân chủ động được kỹ thuật cũng như liên kết người dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để có số lượng hàng lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Úc, Trung Quốc...

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi