Tìm về cây lúa hữu cơ

Vốn là dân thuần nông, lại sống thuộc vùng huyện biển Bến Tre, nên tôi rất rõ về những trăn trở bức xúc về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Gần đây được xem một ký sự trên sóng (VTV), gồm nhiều diễn giả bàn về vấn đề này, như ông Nguyễn Văn Bánh (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long), ông Võ Tòng Xuân (Hội đồng Sáng lập và Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ), cùng chuyên gia (Bộ NN&PTNT). Nội dung phân tích về sự loay hoay giữa hai vùng mặn ngọt, như đắp đê ngăn mặn, hiện trạng sản xuất nông nghiệp chung, qua đó lại nhân lên ý tưởng của tôi. Rõ ràng trong tái cơ cấu, thì then chốt là xoáy vào tính hiệu quả kinh tế, về điều kiện phù hợp của từng vùng. Cần nhìn được những điểm mạnh yếu ở đầu ra sản phẩm, cùng những nút thắt trói buộc không còn phù hợp. Hơn nữa cần một tư duy đổi mới, nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp mang tính căng cơ bền vững. Câu chuyện mà tôi đề cập chỉ phù hợp với những ai tha thiết, về một (hệ đệm sinh thái mãng xanh), bước đầu tham khảo nghiên cứu ra thực tiễn sản xuất. Phù hợp riêng vùng cực nam miền tây hay các nông trường lúa, các vùng ven biển xâm nhập mặn cao. Ngay đến các nhà đầu tư về nông nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như  Hà Lan,….

Nhớ về cây lúa nước:

Gọi là lúa nước vì chúng sinh trưởng dài ngày 5-6 tháng, trên môi trường thiên nhiên vừa lượng nước mưa, vừa lượng thủy triều sâm sấp. Có thân cao tầm trên 1 mét, cấy thưa không gieo sạ dày. Nhưng ngày nay có thể cải tiến bằng cách dọn đất xong thì dùng nông cụ gieo hạt đang phổ biến. Có điều khác hơn là gieo từng nhúm nhỏ hạt, mật độ thưa để tạo thành bụi lúa, chỉ dùng ít phân hóa học ở giai đoạn đầu mà thôi. Các giống lúa mùa quí 5-6 tháng xưa như là (tàu hương, thanh trà, nàng quốc, nếp đỏ) giờ có còn không hay tiệt chủng? Nếu đã mất giống thì ở thời điểm sau ngày giải phóng, một chặng đường xóa đi lúa mùa! Nhớ về những cánh đồng bưng thời xưa, lội bùn (èng ẹt ngập chân). Cây lúa nước gắn với môi trường thủy sinh, nào là các loài giáp xát như cua, còng, ba khía, vọp,… Cá tôm trong đó có giống cá kèo đồng đầy ắp, chúng sống như nương tựa vào cây lúa nước, vào hệ thủy triều thiên nhiên. Còn các loài chim thiên nhiên thì đa dạng, chúng luồn lách và ăn những côn trùng đeo bám trên thân cây lúa, đến giống loài con ếch nhái cũng vậy. Mà có lẽ về mặt sinh vật học, thì quần thể đồng ruộng lúa mùa dài ngày, đủ để các giống loài là thiên địch này quần tụ lại mà sinh sôi phát triển. Hay nói cách khác theo các nhà khoa học, đó là một hệ đệm tự nhiên, vì lối canh tác không dùng phân thuốc hóa học. Nhìn vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mà tôi mường tượng lại ký ức xưa (một thời lúa nước) mà đau đáu lòng, các giống lúa mùa xưa nay còn đâu, hạt cơm thơm dẽo xanh sạch, của ngày nào thuở ông cha ta một thời canh tác. Tôi thầm vụng và ước ao trên bản đồ lãnh thổ Việt Nam mới, có ghi một vùng lúa nước. Mong sao trong bữa cơm gia đình người Việt, còn ăn được cơm gạo tàu hương, thanh trà, nàng quốc. Hay như các món xôi, bánh tét, bánh phồng dẽo nhẹo từ (nếp đỏ), mà ấn tượng về chiếc bánh phồng nếp ngày xưa, khi mà nướng nở ra hơn chiếc mâm thau độ dày khủng! Gạo thơm bây giờ thì có nhưng ít nhiều rất lo ngại, vì tồn dư thuốc hóa học vì là giống ngắn ngày. Một khi trên thị trường xuất hiện các giống gạo này, thì Việt Nam ta mới trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp hữu cơ thuần tuý.

Sự loay hoay giữa hai vùng mặn-ngọt:

Cớ vì sao mà vùng (Kiên Giang, ….) thuộc cực nam miền tây lại lo đắp đê, ngăn mặn? Vùng này vốn ngày xưa là thuần hóa canh tác lúa mùa cùng nguồn lợi thủy hải sản là chính. Rất tiếc sau ngày 30/04/1975 theo xu hướng thâm canh tăng vụ, mà hiện trạng bây giờ những vùng đồng bưng ngập nước trũng lầy, bị phá dỡ đi hệ sinh thái tự nhiên. Như các vùng từ khu vực tỉnh Cần Thơ đến Vĩnh Long, là vựa trái cây, trái dừa là chủ yếu, thì các công trình ngăn mặn mới là hợp lý. Tuy nhiên cũng cần phải xác định các khu vực thuộc ven biển miền tây, có nét đặc thù riêng là nuôi tôm biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta đã có vùng trọng điểm lúa là Đồng tháp Mười, Tứ giáp Long Xuyên, tức ở thượng nguồn nước ngọt đã đủ đáp ứng. Tư duy khôi phục lại vùng lúa mùa xưa, thiết nghĩ là một đề án trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phải nói rằng nông nghiệp là lĩnh vực đa sắc màu phong phú, như an toàn vệ sinh thực phẩm, tác hại đến sức khỏe chung. Cần xoáy vào mãng định hướng nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.  Từ mô hình cánh đồng mẫu mang tính chiến lược, về mãng xanh hệ đệm tự nhiên. Đó có thể là quan điểm vận dụng cho các tỉnh (Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau). Cần phải thấy rõ tính đặc thù vùng miền là cốt lõi, miền Bắc, miền Trung thì sản lượng lúa không đáng kể chỉ nhằm tự cung tự cấp. Người ta thường ví rằng Đồng bằng Sông Cửu Long vốn là vựa lúa, vựa cá nội đồng mà ngày nay phải ăn cá nuôi công nghiệp. Tôi cho rằng vùng cực nam miền tây, hay các tỉnh ven biển cần phục hồi lại vùng lúa mùa xưa, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Hướng phát triển nào bền vững thực tiển?

Nhìn vào bản đồ nông nghiệp Việt Nam thấy rõ về những vùng chuyên canh, nhưng thiết nghĩ sẽ khác đi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một chặng đường mang tính lịch sử, đột phá mới. Rõ ràng thì những vùng đất Đông Nam Bộ hay tây nguyên thì đương nhiên là phải trồng cây công nghiệp hợp với điều kiện đất đai vùng cao. Ấy vậy mà gần đây như nông trường mía (Thành Long-Tây Ninh), với hàng trăm hecta đã khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên như là nguồn thiên địch có ích, như trồng hoa, nuôi nhóm ếch nhái, chim thiên nhiên, giảm dần việc phun thuốc hóa học. Chẳng hạn vùng ven biển thì chuyên canh về nuôi trồng thủy hải sản, thế thì những đồng ruộng vùng này cần gì phải làm lúa cao sản, mà hướng đến làm một vụ lúa mùa, hay vụ màu như: bắp, khoai mì là hợp lý. Cụ thể mùa nắng trồng màu, mùa mưa trồng lúa, mãng xanh tự nhiên phát triển tốt theo hướng (VietGAP). Phải nói rằng nhìn hình ảnh người nông dân phun thuốc ồ ạt, mà cảm thấy mối bất an. Càng thâm canh cây lúa thì đất càng bạt màu là lẻ tự nhiên, nhưng vùng thượng lưu các nhánh sông Tiền, sông Hậu, cần cung ứng sản lượng lương thực xuất khẩu. Còn các nông trường thuộc vùng cực nam miền tây và hàng nghìn hecta đất khác thì sao? Thiết nghĩ nông trường sông Hậu nên chuyển đổi sang làm lúa mùa, cùng trồng màu như là đi tiên phong.

Những vấn đề cần đặt ra:

Thực tế những vùng đất bạc màu kém năng suất, mà có hệ thủy triều tự nhiên sản xuất theo phương thức khép kín, vừa lúa vừa màu. Kết hợp với các công ty chế biến tinh bột, rau củ quả để nuôi heo rừng, gia súc khác. Thịt heo rừng ăn ngon gấp nhiều lần vì xanh sạch, mà muốn chăn nuôi lớn, phát triển cần phải có nguồn thức ăn tinh. Hiện trạng nhập khẩu bắp để làm nguồn nguyên liệu, chế biến thức ăn gia súc hiện nay là một nghịch lý, khi ta là nước nông nghiệp. Cần nhìn lại sự không đồng bộ trong sản xuất, lúa cao sản thì nhiều hơn là nguồn màu. Mô hình vừa phát triển lúa mùa, xen với cây màu, chăn nuôi, nhằm tăng diện tích tương xứng thì mới vựt dậy nền chăn nuôi sạch, xanh, căn cơ bền vững.

Tính hiệu quả kinh tế:

Mấy năm gần đây thì hiện trạng xuất khẩu gạo gặp khó khăn vì cạnh tranh, về chủ quan thì diện tích lúa cao sản đã cung vượt cầu, nên cần đánh giá lại. Tôi rất đồng tình với đề xuất của các chuyên gia nông nghiệp, là giảm bớt đi diện tích lúa, hai bài báo gần đây trên Tuổi trẻ, của tác giả Vân Trường. Tâm bút của người viết chỉ xoáy sâu vào mảng hệ đệm  sinh thái thiên nhiên nguyên thủy xưa, nhằm trao đổi, nghiên cứu, bình luận về vụ lúa mùa, chứ không bao quát hết. Nền nông nghiệp Việt Nam là cái hồn, sức sống của nhân dân, thiết nghĩ nên cần sát lập lại nền tảng vĩ mô, mang đậm tính bền vững thực tiễn cho nền nông nghiệp nước ta.

 


 

Phần giải trình: Ở biểu đồ 1 lưu ý rằng, tùy vào mùa mưa hàng năm sớm hay muộn mà điều tiết theo. Qua  biểu đồ 1 ta thấy rằng: nhà máy chế biến tinh bột của nông trường, trang trại lớn sẽ thiếu nguồn (bắp, khoai, mì) vào mùa mưa nên phải tận thu ở các vùng khác. Ở biểu đồ 2 công thức gồm 1 chuổi liên hoàn khép kín, là một điểm nhấn cung ứng (sản xuất, thương mại). Ở biểu đồ 3 chỉ rõ về tư duy chuyển đổi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thuộc các vùng có diện tích bị xâm nhập mặn cao, hoang hóa bạc màu. Cuối cùng biểu đồ phụ cho thấy mô hình liên kết giữa nhà đầu tư khởi nghiệp, thuê mướn đất, nhân công của những hộ dân  vùng ven biển, cực nam miền tây thành lập trang trại qui mô lớn. Những diện tích chừng 1 hecta lúa 3 vụ bấp bênh, cũng cần chuyển đổi nhằm tăng trưởng GDP  là tiền đề xây dựng nông thôn mới. Có lẽ khái niệm (sống chung xâm nhập mặn) cũng tương đồng với sống chung với lũ.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi