Chợ Lách nông dân thích nghi với mùa hạn mặn

Hiện nay độ mặn đo được ở các con sông trên địa bàn huyện Chợ Lách đã giảm đáng kể, tại Vàm Mơn xã Phú Sơn độ mặn đo được dao động khoảng 0,1-0,5‰, tại phà Tân Phú không còn mặn. Tuy nhiên trước đó do ảnh hưởng nước mặn dâng cao làm cho diện tích 8 ngàn héc ta đất nông nghiệp trong toàn huyện bị nhiễm mặn. Trong đó bao gồm diện tích trồng cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng, …nhưng thiệt hại nặng nề nhất là những hộ sản xuất cây giống vì các cây này có bộ rễ còn non rất mẫn cảm với nước mặn nên dễ chết, cháy lá.


Để ổn định đời sống khắc phục dần những khó khăn, hiện nay nông dân ở huyện Chợ Lách tiếp tục sản xuất với nghề truyền của địa phương, mỗi người tìm cho mình một giải pháp. Đối với hộ ông Nguyễn Văn Tài ấp Lân Tây xã Phú Sơn, trong đợt hạn mặn vừa qua gia đình ông bị thiệt hại 17 ngàn cây giống, trong đó 10 ngàn cây sầu riêng gốc nhớt, 3 ngàn cây bưởi da xanh và 4 ngàn cây bơ, tổng thiệt hại ước tính hơn 140 triệu đồng. Để ứng phó với mùa hạn mặn, gia đình ông cũng như bà con trong xóm thuê thợ về khoan giếng cầu may có nguồn nước ngọt tưới cho cây. Ông Tài cho biết: “Giếng nước nhà tôi qua thử nghiệm hầu như không bị mặn nhưng bị phèn, để tiếp tục tái sản xuất tôi chuyển qua làm cây giống mãng cầu xiêm lấy gốc ghép từ cây bình bát vì so với những cây giống khác gốc bình bát khả năng chịu mặn cao hơn.”


Hiện nay ông Tài đang sản xuất thử nghiệm 10 ngàn cây giống mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát, với giá thị trường hiện nay 1.000 đ/cây bình bát, sau thời gian ghép thành phẩm 2-2,5 tháng cây mãng cầu bán được 5-6 ngàn đồng/cây và như thế ông Tài vẫn có nguồn thu nhập cho gia đình.


Đối với gia đình anh Phan Văn Nhọn, ấp Tây Lộc xã Vĩnh Thành, vốn có truyền thống với nghề sản xuất cây giống sầu riêng. Trong thời điểm cây giống sầu riêng tăng giá mạnh như hiện nay, có lúc tăng lên 80 ngàn đồng/cây gia đình anh đã xây hồ chứa nước ngọt. Tổng thể tích nước chứa được trong hồ hơn 3 khối nước. Hàng ngày anh dùng xe vận chuyển chở nước ngọt từ nơi khác về trữ lại tưới cho cây. Anh Nhọn chia sẻ: “Vận chuyển nước tốn nhiều thời gian, rất khó khăn nhưng vì kinh tế chúng tôi phải cố gắng, nếu không chịu khó tưới phải nước nhiễm mặn thiệt hại còn nhiều hơn.”  Được biết anh Nhọn hiện có 14 ngàn cây giống sầu riêng đang vô mùng chuẩn bị sang bầu bán ra thị trường, với gía hiện nay khoảng 40 ngàn cây, nếu không có gì trở ngại gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 Gia đình anh Phan Văn Nhọn vận
chuyển nước ngọt về tưới cho cây


Bên cạnh giải pháp khắc phục khó khăn trong mùa hạn mặn của ông Nguyễn Văn tài và anh Phan Văn Nhọn, tại ấp An Thạnh xã Long Thới nhờ ứng phó kịp thời trữ nước ngọt trong mương vườn mà tỷ phú cây giống mãng cầu anh Lê Văn Thảo (cây giống Bảy An) có nguồn thu nhập lớn. Dự kiến trong năm 2016 anh sẽ cung cấp ra thị trường hơn 600 ngàn cây giống các loại. Trong đó tập trung nhiều nhất là cây giống mãng cầu na thái, mãng cầu xiêm và cây bơ Mỹ. Anh Thảo cho biết: “So với bà con ở địa phương tôi may mắn trữ được nguồn nước ngọt nên ảnh hưởng không nhiều,  vì sản xuất với số lượng lớn nên thường xuyên theo dõi, cập nhập tin tức”.

 Anh Lê Văn Thảo nhờ ứng phó kịp thời trữ được nguồn nước ngọt nên hạn chế được thiệt hại trên cây giống mãn cầu.


Bên cạnh kỹ sư Lê Văn Đơn – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách chia sẽ giải pháp nhằm giúp bà con khắc phục dần những thiệt hại do hạn mặn gây ra: “Đối với tất cả các loại cây nếu đã tưới phải nước nhiễm mặn thì tôi khuyến cáo bà con nên dùng vôi để rửa mặn, số lượng từ 500-1.000kg/héc ta. Cách sử dụng, khi bón vôi vào đất  xong tưới lượng nước vừa đủ cho vôi tan thấm vào đất, sang ngày hôm sau tưới xả, tưới nước cho thật nhiều để rửa mặn trôi ra ngoài mương. Mương phải tháo cạn nước để nước trôi ra sông nếu không dùng nước trong mương này tưới trở lại thì đất vẫn bị nhiễm mặn. Tưới nước liên tục từ 7-10 ngày, sau đó tiến hành xử lý lại bằng phân hữu cơ để tái tạo bộ rễ mới như thế thì cây sẽ giảm được thiệt hại rất nhiều”.

Bằng những giải pháp ứng phó nêu trên của ngành chức năng khuyến cáo, cũng như cách ứng dụng thực tế của nông dân hy vọng sẽ góp phần chia sẽ những khó khăn cho bà con trong mùa hạn mặn./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản